Kiểm tra học kì I 2008 – 2009 Môn : Ngữ Văn 10 Ban KHTN Trường THPT Nguyễn Trãi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I 2008 – 2009 Môn : Ngữ Văn 10 Ban KHTN Trường THPT Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ I 2008 – 2009
 Trường THPT Nguyễn Trãi MÔN : NGỮ VĂN 10 BAN KHTN
 THỜI GIAN : 60 phút


 Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm, gồm 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
 Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Kho tàng ca dao Việt Nam đã thể hiện:
Thế giới tình cảm, xúc cảm phong phú của người bình dân.
Sự ngưỡng mộ đối với những người có công với đất nước.
Trí tuệ và kinh nghiệm quí báu của nhân dân lao động.
Những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng.
Câu 2. Truyện “Tam đại con gà” giễu cợt hiện tượng gì trong đời sống ?
Giễu cợt cảnh học gạo của học trò.
Giễu cợt thói sính chữ của con người.
Giễu cợt cái dốt và thói giấu dốt của người tự coi là hay chữ.
Cả A, B và C đều đúng
Câu 3. Sự hóa thân của Tấm qua các hình ảnh “chim vàng anh”, “cây xoan đào”, “khung cửi”, “quả thị”,
 nói lên điều gì về Tấm ? 
Tấm luôn là cô bé mồ côi nhỏ nhoi, cô đơn, yếu thế trong gia đình và xã hội.
Tấm là cô gái hiền lành, đôn hậu, chăm chỉ.
Tấm là cô gái bị rất nhiều o ép.
Tấm là cô gái mạnh mẽ, quyết liệt đòi hạnh phúc của chính mình.
Câu 4. Tại sao người viết lại sử dụng yếu tố biểu cảm trong quá trình tự sự ?
Bởi không người viết tự sự nào lại muốn câu chuyện kể của mình trở nên khô khan, kém hấp dẫn.
Bởi người viết tự sự muốn câu chuyện của mình trở nên dễ hiểu.
Bởi người viết tự sự muốn ghi dấu ấn phong cách của mình trong câu chuyện kể.
Bởi người viết tự sự là người đa sầu đa cảm.
Câu 5. Tình ý có thể dùng để biểu cảm trong văn tự sự được nhà văn tìm ở đâu ?
Tình ý được biểu cảm sinh ra từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế.
Tình ý được biểu cảm sinh ra từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức.
Tình ý được biểu cảm sinh ra do sự vật, sự việc khách quan ở bên ngoài lay động trái tim người viết.
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng những biểu hiện của chủ nghĩa ( tư tưởng ) nhân đạo ?
Đó là tư tưởng trung quân và lòng xót thương trăm họ.
Đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng và những khát vọng.
Đó là âm điệu hào hùng khi đất nước chống giặc ngoại xâm.
Đó là những lời ngợi ca những người hi sinh vì đất nước.
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng đặc sắc của hai câu thơ:
 _ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ ( Nguyễn Trãi )
 _ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông ( Nguyễn Du ) 
Cả hai câu thơ đều miêu tả hình ảnh thiên nhiên trong cùng một thời điểm.
Cả hai câu thơ đều tập trung miêu tả sắc đỏ của bông hoa lựu.
Câu thơ của Nguyễn Trãi thiên về tả cảnh động, câu thơ của Nguyễn Du thiên về tả cảnh tĩnh.
Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc, câu thơ của Nguyễn Trãi thiên về tả sức sống.


Câu 8. Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ “Cảnh ngày hè” ( Bảo kính cảnh giới – 43 ) là gì ?
Nhà thơ tìm về với thiên nhịên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn.
Nhà thơ đến với thiên nhiên để tìm đến chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời.
Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính là ở con người.
Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm những tâm tư thầm kín khó nói của mình.
Câu 9. Mục đích tiếng cười trong bài ca dao “ Cưới nàng anh toan dẫn voi…” là:
Phê phán trong nội bộ nhân dân C. Chế giễu những thủ tục của chế độ cũ
Tự cười mình D. Đả kích giai cấp thống trị
Câu 10. Hai từ “son phấn” và “văn chương” trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu 
 Thanh ?
 A. Sắc đẹp và tài năng. C. Nhan sắc và đức hạnh.
 B. Trí tuệ và tâm hồn. D. Trí tuệ và tài năng.
Câu 11. Hai câu thơ đầu trong bài “ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” không cho 
 ta thấy điều gì ?
Một câu chuyện rất cụ thể về một cuộc tiễn đưa, có thời gian, không gian, sự việc, nhân vật.
Một bức tranh hoa lệ nơi đưa tiễn với những hình ảnh đẹp và không khí gợi cảm của mùa xuân.
Một nỗi niềm lưu luyến, bịn rịn dâng đầy trong lòng cả kẻ ra đi và người ở lại.
Một tình bạn vong niên trong sáng tri ân với bao nhiêu kỉ niệm êm đềm như đang hiện hữu trong lòng người ở lại.
Câu 12. Dòng nào nêu nhận xét đúng về hai câu cuối của bài thơ “Cảm xúc mùa thu” ?
Hai câu thơ miêu tả những tâm tư của tác giả trước cảnh sắc mùa thu.
Hai câu thơ tiếp tục miêu tả những cảnh sắc thiên nhiên của mùa thu.
Hai câu thơ miêu tả những âm thanh cuộc sống chính là để bộc lộ lòng người.
Hai câu thơ miêu tả những âm thanh rộn ràng, náo nức của mùa thu.
 
Phần II. Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 13. ( 2 điểm ) Chép lại bài thơ “Cảnh ngày hè” và phân tích hai câu thơ cuối để làm rõ tấm lòng của 
 Nguyễn Trãi đối với dân như thế nào ?
Câu 14. ( 5 điểm )
 Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam mà anh (chị) yêu 
 thích .
 















Sở Giáo dục và Đào tạo 
Trường THPT Nguyễn Trãi ĐỀ THI HỌC KÌ I – LỚP 10 ( 2008 – 2009 )

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm, mỗi câu xác định đúng được 0,25 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/A
A
C
D
A
D
B
D
C
B
A
D
C

Phần II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 13. ( 2 điểm )
 Cho 1 điểm khi học sinh trình bày đúng bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
 Cho 1 điểm khi học sinh nêu được các ý chính sau :
 _ Diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho dân. Nhà thơ mong mỏi lẽ ra phải có khúc Nam Phong gảy lên ca ngợi cuộc sống làm ăn no đủ, mưa thuận gió hòa. Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, tấm lòng Nguyễn Trãi cũng mong muốn như thế đủ thấy tư tưởng tình cảm của Nguyễn Trãi đối với dân . Đó là tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết đến trọn đời.
 _ Câu kết 6 chữ ngắn gọn, dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của tâm hồn Ức Trai không phải ở thiên nhiên mà chính là ở con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi. Lí tưởng ấy với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc.

Câu 14: ( 5 điểm )
 * Về kĩ năng:
 Diễn đạt gãy gọn, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, viết chữ cẩn thận.
 * Về kiến thức:
 Học sinh có thể chọn nhiều nhân vật khác nhau nhưng cần nêu được cảm nghĩ về nhân vật trong truyện cổ tích theo đúng yêu cầu của đề.

 * Biểu điểm :
 _ Điểm 4 - 5 : đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, cảm nhận tinh tế sâu sắc về nhân vật. Văn viết có cảm xúc, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có thể mắc vài lỗi nhỏ.
 _ Điểm 3: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên nhưng các ý còn sơ sài. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt. Còn sai một vài lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 _ Điểm 2: có hiểu đề nhưng phân tích sơ lược, lúng túng trong phương pháp làm bài. Bố cục tạm được, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả.
 _ Điểm 1: sai lệch hoàn toàn về nội dung và phương pháp làm bài.

Lưu ý: 
 _ Số điểm trên bao gồm cả điểm hình thức. GV căn cứ vào các lỗi mắc phải trong bài ( chữ viết, chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu ) mà trừ điểm ( tối đa là 1 điểm ).
 _ Đáp án trên chỉ là những ý cơ bản. GV cân nhắc từng bài làm cụ thể của học sinh mà cho các mức điểm phù hợp.

File đính kèm:

  • docde thi HK I ban CB.doc