Kiểm tra học kì I (cơ bản) ngày kiểm tra: thời gian: 45 phút

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I (cơ bản) ngày kiểm tra: thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I (Cơ bản)
Ngày kiểm tra: Thời gian: 45 phút
A. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức
Chủ đề 1: Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
I.1. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
Chủ đề II. Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO 
II.1. Cấu trúc của tế bào và các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
II.2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào: cấu trúc và chức năng ATP, enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất.
2. Kỷ năng: Tự tin, độc lập, sáng tạo, trình bày suy nghĩ, ‎ý tưởng.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 100% tự luận
C. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề

Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng



Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
Chủ đề I.
Số tiết:4
Chuẩn KT, KN kiểm tra: I.1



Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 100% 



Chủ đề II
Số tiết: 12
Chuẩn KT, KN kiểm tra: II.1
Chuẩn KT, KN kiểm tra: II.1 và II.2
Chuẩn KT, KN kiểm tra: II.1 và II.2

Số câu :4
Số điểm:9
Tỉ lệ 90%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỉ lệ:55,6%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ:33,3%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ:11,1%

Tổng số câu: 5
T số điểm: 10
Số câu: 3
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%








 Sở GD - ĐT Quảng Trị	 KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THPT Chu Văn An Môn: Sinh học 10 - Ban Cơ bản
 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề)
BỘ ĐỀ I
ĐỀ SỐ 1
Câu 1(1đ): Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống từ thấp đến cao.
Câu 2(2đ): Hãy cho biết trong tế bào nhân thực, những bào quan nào có cấu trúc màng đơn. Hãy trình bày tóm tắt chức năng của các bào quan đó.
Câu 3(3đ): Phân biệt vận chuyển chủ động và thụ động.
Câu 4(1đ): Hãy giải thích vì sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh?
Câu 5(3đ): Trình bày cấu trúc và chức năng của ATP?
ĐỀ SỐ 2
Câu 1(1đ): Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống từ thấp đến cao.
Câu 2(2đ): Hãy cho biết trong tế bào nhân thực, những bào quan nào có cấu trúc màng kép. Hãy trình bày tóm tắt chức năng của các bào quan đó.
Câu 3(3đ): Nêu các đặc điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
Câu 4(3đ): Trình bày cấu trúc và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất.
Câu 5(1đ): Hãy giải thích vì sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng không tiêu hóa được xenlulôzơ?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
BỘ ĐỀ I
ĐỀ SỐ 1
CÂU
NỘI DUNG 
ĐIỂM

1
(1điểm)
- Các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao:
+ Tế bào
+ Cơ thể
+ Quần thể
+ Quần xã
+ Hệ sinh thái

0,2
0,2
0,2
0,2
0,2




2
(2điểm)
Tên bào quan
Chức năng


Mạng lưới nội chất
+ Tham gia vào quá trình trao đổi vật chất cùng với màng tế bào 
+ Là hệ thống lưu thông đảm bảo vận chuyển các chất trong nội bộ tế bào và từ tế bào ra môi trường bên ngoài được nhanh 
+ Nơi thực hiện quá trình tổng hợp các loại prôtêin 

Bộ máy Gôngi
+ Nơi tập trung các chất tiết, các chất thải để đào thải ra ngoài tế bào 
+ Tạo lizôxôm 

Lizoxom
+ Thực hiện tiêu hóa nội bào 
+ Bảo vệ cơ thể, tiêu hóa các vật lạ, các bào quan đã hỏng 
Không bào
Chứa chất dự tữ, bảo vệ, chứa sắc tố...

Đúng mỗi bào quan cho 0,5, Nếu kể tên đúng và nêu được ý chính chức năng cho điểm tối đa 0,5


3
(3điểm)
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển thuận chiều gradien nồng độ.
- Không tiêu tốn năng lượng.
- Các - Chất tan khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép hoặc qua kênh protein xuyên màng. 
- Vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ.
- Tiêu tốn năng lượng.
- Sử dụng các “máy bơm” phù hợp với các chất vận chuyển khác nhau.



1
1
1



4
(1điểm)


- Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. 
- Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
0,5


0,5




5
(3điểm)
* Cấu trúc:
- ATP được cấu tạo 3 thành phần: bazơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phốtphát.
- Liên kết giữa 2 nhóm P cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng vì các nhóm nằm gần nhau có xu hướng đẩy nhau làm cho kiên kết dễ bị phá vỡ.
=> là hợp chất cao năng (năng lượng dễ sử dụng)– đồng tiền năng lượng của tế bào.
* Chức năng:
- Tổng hợp các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Sinh công cơ học.

0,5

0,5


0,5


0,5
0,5
0,5

ĐỀ SỐ 2

CÂU
NỘI DUNG 
ĐIỂM

1
(1điểm)
- Các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao:
+ Tế bào
+ Cơ thể
+ Quần thể
+ Quần xã
+ Hệ sinh thái

0,2
0,2
0,2
0,2
0,2


2
(2điểm)
Tên bào quan
Chức năng


Nhân tế bào
+ Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 
+ Thực hiện các chức năng lưu giữ thông tin di truyền trong ADN
+ Tạo ribôxôm cho tế bào 
Ti thể
tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
Lục lạp
Tham gia vào quá trình quang hợp



1


0,5

0,5




3
(3điểm)
Điểm so sánh
Tế bào nhân sơ
	Tế bào nhân thực
- Kích thước
Nhỏ hơn
Lớn hơn
- Thành tế bào
Đa số có thành peptiđôglican
Đa số không có thành (ở thực vật có thành xenlulôzơ, ở nấm có thành kitin)
Nhân:
- Màng nhân
- Số lượng ADN

Không
1

Có
Nhiều
Tế bào chất
- Lưới nội chất, ti thể, Gôngi, lục lạp...

Không

Có


0,5
0,75




0,75
0,5

0,5




4
(3điểm)
Cấu trúc: Trong phân tử enzim:
+ Có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động (khe hở hoặc chỗ lõm).
+ Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.
Vai trò:
- Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng -> tăng tốc độ phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim theo cơ chế hoạt hóa hay ức chế

0,75

0,75



0,75

0,75
5
(1điểm)
- Ở người có enzim phân giải tinh bột: amilaza, không có enzim tiêu hóa xelulozo
1

BỘ ĐỀ II
ĐỀ SỐ 1
Câu 1(1đ): Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống từ cao đến thấp
Câu 2(2đ): Trình bày đặc điểm của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ: thành tế bào, tế bào chất và vùng nhân.
Câu 3(3đ): Phân biệt 3 loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương về khái niệm, chiều di chuyển của chất tan và chiều di chuyển của nước.
Câu 4(1đ): Hãy giải thích vì sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh?
Câu 5(3đ): Trình bày cấu trúc và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1(1đ): Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống từ cao đến thấp.
Câu 2(2đ): Trình bày mô hình cấu trúc "khảm động” của màng sinh chất? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì đối với tế bào?
Câu 3(3đ): Phân biệt ADN và ARN.
Câu 4(3đ): Trình bày cấu trúc và chức năng của ATP?
Câu 5(1đ): Hãy giải thích vì sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng không tiêu hóa được xenlulôzơ?

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
BỘ ĐỀ II
ĐỀ SỐ 1
CÂU
NỘI DUNG 
ĐIỂM

1
(1điểm)
- Các cấp tổ chức sống cơ bản từ cao đến thấp:
+ Hệ sinh thái
+ Quần xã
+ Quần thể
+ Cơ thể
+ Tế bào

0,2
0,2
0,2
0,2
0,2




2
(2điểm)
* Thành tế bào:
- Bao bọc bên ngoài và định hình tế bào.
- Được cấu tạo bởi chất peptiđôglican có tính chất nhuộm màu phân biệt với thuốc nhộm gram nên người ta phân biệt hai loại vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
* Chất tế bào
- Gồm 2 phần chính:
 + Bào tương 
 + Ribôxôm
- 1 số vi khuẩn có các hạt dự trữ.
* Vùng nhân
- Chỉ chứa ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi lớp màng.
- Một số vi khuẩn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit (đây không phải là vật chất di truyền tối cần thiết của vi khuẩn)

0,25



0,25



0,25
0,25
0,25

0,5
0,25



3
(3điểm)
Môi trường
Ưu trương
Nhược trương
Đẳng trương

Đặc điểm
Nồng độ chất tan trong môi trường cao nồng độ chất tan trong tế bào
Nồng độ chất tan trong môi trường thấp nồng độ chất tan trong tế bào
Nồng độ chất tan trong môi trường bằng nồng độ chất tan trong tế bào
Chiều di chuyển CT
Từ MT vào TB
Từ TB ra MT
Đi ra và đi vào bằng nhau
Chiều di chuyển nước
Từ TB ra MT
Từ MT vào TB
Đi ra và đi vào bằng nhau



1




1

1



4
(1điểm)


- Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. 
- Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
0,5


0,5




5
(3điểm)
Cấu trúc: Trong phân tử enzim:
+ Có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động (khe hở hoặc chỗ lõm).
+ Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.
Vai trò:
- Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng -> tăng tốc độ phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim theo cơ chế hoạt hóa hay ức chế

0,75

0,75



0,75

0,75

ĐỀ SỐ 2
CÂU
NỘI DUNG 
ĐIỂM

1
(1điểm)
- Các cấp tổ chức sống cơ bản từ cao đến thấp:
+ Hệ sinh thái
+ Quần xã
+ Quần thể
+ Cơ thể
+ Tế bào

0,2
0,2
0,2
0,2
0,2


2
(2điểm)
Tên bào quan
Chức năng


Nhân tế bào
+ Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào 
+ Thực hiện các chức năng lưu giữ thông tin di truyền trong ADN
+ Tạo ribôxôm cho tế bào 
Ti thể
tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
Lục lạp
Tham gia vào quá trình quang hợp



1


0,5

0,5




3
(3điểm)
Điểm so sánh
Tế bào nhân sơ
	Tế bào nhân thực
- Kích thước
Nhỏ hơn
Lớn hơn
- Thành tế bào
Đa số có thành peptiđôglican
Đa số không có thành (ở thực vật có thành xenlulôzơ, ở nấm có thành kitin)
Nhân:
- Màng nhân
- Số lượng ADN

Không
1

Có
Nhiều
Tế bào chất
- Lưới nội chất, ti thể, Gôngi, lục lạp...

Không

Có


0,5
0,75




0,75
0,5

0,5




4
(3điểm)
* Cấu trúc:
- ATP được cấu tạo 3 thành phần: bazơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phốtphát.
- Liên kết giữa 2 nhóm P cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng vì các nhóm nằm gần nhau có xu hướng đẩy nhau làm cho kiên kết dễ bị phá vỡ.
=> là hợp chất cao năng (năng lượng dễ sử dụng)– đồng tiền năng lượng của tế bào.
* Chức năng:
- Tổng hợp các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Sinh công cơ học.

0,5


0,5

0,5


0,5
0,5
0,5
5
(1điểm)
- Ở người có enzim phân giải tinh bột: amilaza, không có enzim tiêu hóa xelulozo
1
E. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
10B1





10B2





10B3





10B4





10B5





10B6





10B7





10B8





2. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docDE THI VA DAP AN HOC KI MOT SINH 10.doc