Kiểm tra học kì I - Lớp 10 Năm học: 2008 - 2009 Môn: Ngữ Văn Trường THPT Cao Thắng

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Lớp 10 Năm học: 2008 - 2009 Môn: Ngữ Văn Trường THPT Cao Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Sở GD & ĐT TT. Huế	 KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
	Trường THPT Cao Thắng	Năm học: 2008 - 2009
	MÔN: NGỮ VĂN
	Thời gian làm bài: 90 phút	

I. TIẾNG VIỆT: (4điểm)	
Câu 1: (2 điểm)
	a. Trình bày những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
b. Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau đây:
“Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”.

“Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh”.
Câu 2: (2 điểm)
a. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong câu thơ sau:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
 (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
b. Tìm và phân tích phép hoán dụ trong câu thơ sau:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
 (Tố Hữu)
Câu 3: (6 điểm) 
“Tôi là con cá Bống. Từ khi được chị Tấm đem về nuôi, tôi thật sung sướng và hạnh phúc. Nhưng mẹ con Cám đã không để cho tôi được sống trong những ngày vui trọn vẹn…”
Hóa thân thành Bống, dựa vào lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một văn bản tự sự để kể lại câu chuyện của mình từ khi về ở với Tấm.
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2008 - 2009
A. ĐÁP ÁN
I. TIẾNG VIỆT:
Câu 1: (2 điểm)
a. Cho 1 điểm khi học sinh trình bày được đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
b. Cho 1 điểm khi học sinh trình bày được: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở: 
 - Từ xưng hô mình - ta, cô - anh. 
 - Ngôn ngữ đối thoại “có nhớ ta chăng”, “hỡi cô yếm trắng”.
 - Lời nói hằng ngày “mình về…”, “ta về…”, “lại đây đập đất trồng cà với anh”.
Câu 2: (2điểm) 
a. Phép ẩn dụ: “lửa lựu lập lòe”, chỉ cảnh sắc mùa hè rực rỡ.
Dùng phép ẩn dụ, nhà thơ đã miêu tả cảnh sắc mùa hè một cách sinh động, cảnh vật hiện lên như có hồn và sống động trước mắt người đọc.
b. Phép hoán dụ: “áo chàm”, chỉ người dân miền núi Việt Bắc
Lối nói hoán dụ này nhắm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật nét đặc trưng trong trang phục của người vùng cao.
II. Làm văn
1. Yêu cầu chung: Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm, có sự sáng tạo.
 2. Yêu cầu cụ thể: 
a. Kể về cuộc sống của Bống được Tấm chăm sóc chu đáo
- Cho ăn đều đặn mỗi ngày
- Thường xuyên được nghe Tấm trò chuyện, tâm sự…
- Không thấy cô đơn nữa mà thật vui và hạnh phúc.
b. Kể về sự độc ác của mẹ con Cám
- Lập mưu bắt Tấm đi chăn trâu xa
- Tìm cách lừa bắt tôi giết thịt ….
B. THANG ĐIỂM
Điểm 6: Nêu đầy đủ yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể
Điểm 4, 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng còn hạn chế về diễn đạt, chữ viết, bố cục.
Điểm 2, 3: Nội dung kể sơ sài, diễn đạt lủng củng, chữ cẩu thả sai nhiều lỗi chính tả.
Giáo viên tùy vào bài viết của học sinh mà cho điểm 0, 1 cho thích hợp. 

File đính kèm:

  • docDe van HKIL10 0809.doc