Kiểm tra học kì I, lớp 6 năm học môn: Vật Lí

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I, lớp 6 năm học môn: Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – Lớp 6
Năm học 
Môn: Vật lí (45 phút)
Họ và tên:.Lớp:.Điểm :
I. Trắc nghiệm: 
Câu 1: Điền vào chỗ trống bằng từ thích hợp:
a) Độ dài lớn nhất ghi trên thước làcủa thước.
b) Độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước làcủa thước.
Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài cái bàn. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
 A. 2 m	B. 20 dm	C. 200 cm	D. 2000 mm
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây thường làm kết quả đo thể tích bằng bình chia độ không đúng?
A. Mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
B. Bình chia độ có tiết diện ngang không đều
C. Mực chất lỏng không trùng với vạch của bình chia độ
D. Đặt bình chia độ không thẳng đứng.
Câu 4: 0,15 m3 bằng:
A.150 lít	B. 15 dm3	C. 15000 cm3	D. 15.000.000cc
Câu 5: Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a) 0,5 tấn = ..kg = .tạ
	b) 10 g = ..kg = .tạ
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Người ta dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng 
B. Người ta dùng quả cân để đo khối lượng 
C. Mọi vật đều có khối lượng
D. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất ?
A. Một vật đứng yên khi nó chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
B. Một vật chịu tác dụng của nhiều lực sẽ không bao giờ đứng yên
C. Một vật chịu tác dụng của lực sẽ chuyển động
D. Lực tác dụng vào vật sẽ làm vật bị biến dạng
Câu 8 : Một vật có trọng lượng là 2250 N sẽ có khối lượng 
A. 22,5 kg	B.225 kg	C.2250 kg	 D.22500 kg.
Câu 9: Một lò xo có chiều dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, chiều dài lò xo là 22 cm. Nếu treo 3 quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra 1 đoạn là:
A. 4 cm	B.6 cm	C.8 cm	D.10 cm
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3)
B. Đơn vị của trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối (N/m3)
C. Trọng lượng của 1 vật lớn gấp 10 lần khối lượng của nó 
D. Trọng lượng riêng của 1 vật lớn gấp 10 lần khối lượng của nó
II.Tự luận :
Câu 11 : Một quả cầu làm bằng đồng được thả vào bình chia độ, thì thấy mực nước trong bình dâng lên từ mức 50 cm3 đến mức 100 cm3 . Biết khối lượng riêng của quả đồng D = 8400kg/m3. Hãy xác định :
a) Khối lượng của quả cầu
b) Trọng lượng của quả cầu. 
c) Trọng lượng riêng của chất làm quả cầu.
Bài làm 
Đáp án và thang điểm
Môn: Vật lí- Lớp 6
I. Trắc nghiệm: (6điểm)
Câu 1: 
a) GHĐ;	b) ĐCNN	(0,5điểm)
Câu 2: Đáp án đúng: C	(0,5điểm)
Câu 3: Đáp án: D	(0,5điểm)
Câu 4: Đáp án đúng: A
Câu 5: (1điểm)
a) 500 ; 5	(0,5điểm)
b) 0,01 ; 0,0001	(0,5điểm)
Câu 6: Đáp án : B	(0,5điểm)
Câu 7: Đáp án: A	(0,5điểm)
Câu 8: Đáp án : B	(0,5điểm)
Câu 9: Đáp án: B	(0,5điểm)
Câu 10: Đáp án: D	(0,5điểm)
II. Tự luận: (4điểm)
Câu 11: (4điểm)
a) Thể tích của quả cầu là:
 V = 100 – 50 = 50cm3 =0,00005 (m3)	(1điểm)
Vậy khối lượng của quả cầu là:
 m = D.V= 8400.0,00005 = 0,42 (kg)	(1điểm)
b) Trọng lượng của quả cầu là:
 P =10.m = 10.0,42 = 4,2 (N)	(1điểm)
c) Trọng lượng riêng của chất làm quả cầu là:
 d=10.D=10.8400=84000 (N/m3)	(1điểm)
hoặc d===84000	(N/m3)	
Đ/S: 	a) m = 0,42 (kg)
	b) P = 4,2 (N)

File đính kèm:

  • docDE HOC KI THAM KHAO.doc
Đề thi liên quan