Kiểm tra học kì I Môn: Ngữ Văn 11 Số 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I Môn: Ngữ Văn 11 Số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN CHUNG: ( 5 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1: ( 2 điểm ) Thế nào là ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ cảnh? Câu 2: ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng), giải thích vì sao cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) được xem là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? II/ PHẦN RIÊNG: ( 5 điểm ) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu phù hợp với chương trình học của mình Câu 3a: (5 điểm) (Dành cho thí sinh học theo chương trình SGK chuẩn) Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tà được nhà văn Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ ” Câu 3b: (5 điểm) (Dành cho thí sinh học theo chương trình SGK nâng cao) Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN CHUNG: ( 5 điểm) Dành cho tất cả các thí sinh Câu 1: ( 2 điểm ) Thế nào là ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ cảnh? Câu 2: ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng), giải thích vì sao cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) được xem là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? II/ PHẦN RIÊNG: ( 5 điểm ) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu phù hợp với chương trình học của mình Câu 3a: (5 điểm) (Dành cho thí sinh học theo chương trình SGK chuẩn) Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tà được nhà văn Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ ” Câu 3b: (5 điểm) (Dành cho thí sinh học theo chương trình SGK nâng cao) Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao HƯỚNG DẪN CHẤM I/ PHẦN CHUNG: ( 5 điểm ) Câu 1: (2 điểm ) Yêu cầu kiến thức: Nêu chính xác khái niệm ngữ cảnh Nêu chính xác các nhân tố của ngữ cảnh: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, văn cảnh Biểu điểm: Điểm 2: Trình bày chính xác yêu cầu kiến thức Điểm 1: Trình bày được 1/2 yêu cầu kiến thức Điểm 0: Không làm được gì Câu 2: ( 3 điểm ) Yêu cầu kĩ năng: Học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh ( có mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn), hành văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể viết nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu sau: Giải thích và chứng minh được đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có + Không gian: buồng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm thấp, hôi hám, bản thỉu – hoàn toàn không thích hợp với việc cho chữ “thánh hiền” + Thời gian: đêm khuya; ngày mai Huấn Cao phải về kinh nhận án chém + Con người: . Người cho chữ: người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tư thế thoải mái tự do, đường bệ, hiên ngang . Người nhận chữ: ngục quan – khúm núm, sợ sệt, run rẩy => sự đảo lôn vị thế của các nhân vật - Rút ra nhận xét 3. Biểu điểm: - Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu kĩ năng và kiến thức - Điểm 2: Trình bày khoảng 2/3 yêu cầu kiến thức, đoạn văn viết chưa hoàn chỉnh - Điểm 1: Trình bày chưa chính xác yêu cầu kiến thức, đoạn văn viết chưa hoàn chỉnh - Điểm 0: Không làm được gì II/ PHẦN RIÊNG ( 5 điểm ) Câu 3a: ( 5 điểm ) Yêu cầu kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Phân tích được khung cảnh thiên nhiên của phố huyện lúc chiều tà biểu hiện qua: không gian, thời gian, âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, mùi vị… Phân tích được bức tranh cuộc sống phố huyện lúc chiều tà: cảnh chợ tàn, hình ảnh con người … Thấy được cái nhìn đầy cảm thông, thương yêu, trân trọng của tác giả với cuộc sống lụi tàn, tù túng, quẩn quanh của những người dân nghèo nơi phố huyện. Đánh giá về nghệ thuật miêu tả của Thạch Lam Biểu điểm: Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Hành văn mạch lạc, diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến bài làm Điểm 3: Đáp ứng được khoảng 2/3 yêu cầu kiến thức. Hành văn chưa thật mạch lạc; mắc một vài lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả Điểm 1: Trình bày thiếu ý, sơ sài, chưa đáp ứng các yêu cầu kiến thức. Hành văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm được gì. ---------------------------------- HẾT ---------------------------------- Ghi chú: - Ở phần riêng, học sinh chỉ được chọn câu 3a (chương trình SGK chuẩn). Nếu học sinh chọn câu 3b (chương trình SGK nâng cao) thì xem như không làm phần này. - Nếu học sinh làm cả hai câu 3a và 3b, thì chỉ chấm điểm câu 3a.
File đính kèm:
- De thi HK I Van11 so 7.doc