Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa (Đề 2)

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa (Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục hạ hoà
TRường THCS Hạ Hoà
***********
KIểm tra học kì I năm học 2006-2007
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90’( Không kể thời gian giao đề)
Đề số 2

Họ và tên:........................................................................................
Lớp:.................................................................................................
A- Trắc nghiệm: 
Câu 1: Truyện ngụ ngôn là gì?
A. Truyện kể có tính chất gây cười.
B. Truyện kể về sự tích các loài vật, đồ vật.
C. Truyện kể về loài vật, đồ vật hoặc cây cối, con người nhằm đưa ra những bài học khuyên răn con người.
D. Là những từ mà một từ có thể có nhiều nghĩa.
Câu 2: Vì sao truyện “ếch ngồi đáy giếng” được coi là truyện ngụ ngôn?
Truyện kể về loài vật.
Gửi gấm bài học giáo dục.
Tố cáo xã hội.
Câu 3: Nhận xét sau đây đúng với thể loại tự sự nào?
	“Truyện tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội”
A. Truyện cười.
B. Ngụ ngôn.
C. Cổ tích.
Câu 4: Truyện "Cây bút thần" thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?	
	
A. Khả năng kì diệu của con người.
C. Mục đích chân chính của tài năng xã hội.
B. Công lý xã hội.
D. Cả ba ước mơ trên.
Câu 5: Truyện “Sự tích hồ Gươm” được trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?	
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
Câu 6: Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc?
	A. Chàng là người có nhiều vật lạ: Niêu cơm thần, chiếc đèn thần.
B. Chàng được lấy công chúa và được làm vua.
C. Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì nghĩa.
Câu 7: Chủ đề của một văn bản là gì?	
Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
Câu 8: Gạch chân dưới những từ dùng không đúng trong câu sau và tìm từ thay thế cho từ dùng không đúng.
	“Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó đã điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc.”
	Từ cần thay thế: ..............................................................................................
Câu 9: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Tráng sĩ.
B. Em bé.
C. Bà mẹ.
Câu 10:Trong các cụm danh từ sau cụm danh từ nào có cấu trúc ba phần?
A. Một túp lều. 
B. Những học sinh chăm ngoan ấy. 
C. Chiếc bàn này.
Câu 11: Trong các câu sau, ở câu nào từ "ăn" được sử dụng với nghĩa gốc?
Mặt hàng này đang ăn khách.
Cả nhà đang ăn cơm.
Chị ấy rất ăn ảnh.
Câu 12: Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về ông em.
Ông nội em tuy tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn lắm.
Em rất yêu quí và kính trọng ông em.
Ông em thường dậy sớm để tập thể dục và tưới cây.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Viết đoạn văn nhận xét và nêu ý nghĩa của “niêu cơm thần” trong truyện Thạch Sanh.
Câu 2: Đóng vai nhân vật bà đỡ Trần để kể lại truyện “Con hổ có nghĩa” .

************************

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki ngu van 6 de 2.doc