Kiểm tra học kì I Môn ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 Phút Trường THCS Ngọc Lâm Đề

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I Môn ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 Phút Trường THCS Ngọc Lâm Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Trường THCS Ngọc Lâm Đề Kiểm tra học kì I
Tổ Văn sử Môn ngữ văn 8
 Thời gian làm bài: 90 Phút
Câu 1: ( 2,5 điểm )
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi
“ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Câu nói trên của nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? của ai? Giới thiệu một vài nét về tác giả? ( 1,5 điểm )
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn trên? Cho biết nó thuộc loại câu gì? 
 ( 1 điểm )
Câu 2: ( 2,5 điểm )
Tóm tắt văn bản “lão Hạc” (phần chữ in to ở sách giáo khoa ngữ văn 8 tập I ) bằng một đoạn văn từ 8 -10 câu. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép?
 ( gạch chân câu ghép )
Câu 3: ( 5 điểm ) Tập làm văn
Giới thiệu về tết trung thu của các bạn nhỏ Việt Nam.







Đáp án- Biểu điểm
Câu 1: ( 2 điểm )
Câu nói của chị Dậu, trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Tắt đèn ) của Ngô Tất Tố ( 0,5 điểm )
* Giới thiệu vài nét về tác giả: ( 1 điểm )
+ Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 )quê Đông Anh – Hà Nội
+ Xuất thân là nhà nho, gốc nông dân.
+ Ông là một học giả, một nhà báo nỏi tiếng, nhà văn hiện thực xuất sắc.
Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp: ( 0,5 điểm )
Mày / trói ngay chồng bà đi, bà / cho mày xem.
CN VN CN VN
Xác định đúng loại câu:câu ghép dùng dấu phẩy để nối hai vế câu (0,5điểm )
Câu 2: ( 2 ,5 điểm )
Tóm tắt đầy đủ nội dung ( 2 điểm )
b. Gạch chân câu ghép: ( 0,5 điểm )

Câu 3: ( 5 điểm ) Tập làm văn
Mở bài: ( 1điểm )
Giới thiệu chung về ngày tết trung thu ở Việt Nam.
Thân bài: ( 3 điểm )
Nguồn gốc: ( 1 điểm )
Có từ xa xưa.
Tời gian: rằm tháng tám hàng năm 15/8 âm lịch)
Mục đích: Là ngày hội của trẻ em, thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội với trẻ.
Diễn biến của lễ hội: ( 2 điểm )
Chuẩn bị: bày cỗ ( hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo...) trang trí ( đèn lồng, đồ chơi...)
Rước đèn, rước lân, ca hát, trò chơi...
Phá cỗ, trông trăng.
Kết bài: ( 1 điểm)
ý nghĩa của ngày tết: Một nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
Cảm xúc, suy nghĩ.
 

File đính kèm:

  • docDe van ki I.doc