Kiểm tra học kì I môn Sinh 7 - Trường THCS Nguyễn Trãi
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Sinh 7 - Trường THCS Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Trãi Lớp: . . . . . . . . . . Tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thứ . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . KIỂM TRA HKI (SINH 7) Thời gian 45 phút Điểm: Lời phê: I/ Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn: (6đ) 1. Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh là: a. Tự dưỡng. b. Dị dưỡng. c. Tự dưỡng và dị dưỡng d. Ký sinh. 2. Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người qua đường: a. Máu. b. Tiêu hóa. c. Hô hấp. d. Da. 3. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là: a. Sống trong nước. b. Cấu tạo đa bào. c. Cấu tạo đơn bào. d. Sống thành tập đoàn. 4. Đặc điểm không phải của giun dẹp là: a. Cơ thể dẹp. b. Cơ thể đối xứng tỏa tròn. c. Cơ thể đối xứng 2 bên. d. Cơ thể gồm đầu, đuôi, lưng, bụng. 5. Cấu tạo có ở giun đất mà không có ở giun dẹp và giun tròn là: a. Cơ quan tiêu hóa. b. Hệ tuần hoàn. c. Hệ hô hấp. d. Hệ thần kinh. 6. Giun đất không ăn: a. Mùn đất. b. Vụn hữu cơ. c. Động vật nhỏ. d. Vụn hữu cơ và mùn đất 7. Trai có cơ thể: a. Phân tính. b. Lưỡng tính. c. Lưỡng tính hoặc phân tính. d. Lưỡng tính và phân tính. 8. Loài thân mềm có tác hại đục thủng thuyền và phá hoại các công trình bằng gỗ dưới nước là: a. Ốc nước ngọt. b. Hà. c. Bạch tuộc. d. Mực. 9. Vỏ bọc cơ thể của tôm có cấu tạo bằng chất: a. Kitin. b. Đá vôi. c. Kitin có tẩm canxi. d. Cuticun. 10. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở: a. Gốc râu. b. Khoang miệng. c. Bụng. d. Đuôi. 11. Cá chép sống ở trong môi trường: a. Nước lợ. b. Biển. c. Nước ngọt. d. Cả 3 môi trường trên. 12. Ở cá chép loại vây nào dưới đây được xếp vào vây chẵn: a. Vây ngực và vây lưng. b. Vây bụng và vây đuôi. c. Vây ngực và vây hậu môn. d. Vây bụng và vây ngực. II/ Điền các cụm từ vào chỗ trống ở đoạn sau: (1đ) (Chuỗi hạch; chính thức; vòng tơ; hai bên) Cơ thể giun đất đối xứng . . . . . . . . . . . . . , phân đốt và có khoang cơ thể . . . . . . . . . . . . . . Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với các . . . . . . . . . . . . . mà giun đất di chuyển được. Giun đất có tuần hoàn kín và thần kinh kiểu . . . . . . . . . . . . . III/ Ghép cột (A) phù hợp với cột (B): (1đ) Ý nghĩa thực tiễn thân mềm (A) Tên đại diện (B) Trả lời 1. Làm thực phẩm cho người a. Mực, bào ngư, sò huyết. 1. . . 2. Làm vật trang trí b. Hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò. 2. . . 3. Có giá trị về mặt địa chất. c. Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò. 3 . . . 4. Có giá trị xuất khẩu. d. Mực, sò, ngao, hến, trai, ốc. 4 . . . IV/ Chú thích vào sơ đồ cấu tạo ngoài của tôm đồng hình 22, trang 75 SGK: (2đ) ĐÁP ÁN ¯ I/- Chọn câu đúng nhất: 6đ (Mỗi ý đúng 0,5đ) 1c; 2a; 3b; 4b; 5b; 6c; 7a; 8b; 9c; 10a; 11c; 12d II/ Điền từ theo thứ tự là: 1đ (Mỗi ý đúng 0,25đ) Hai bên; chính thức; vòng tơ; chuỗi hạch. III/ Ghép chéo: 1đ (Mỗi ý đúng 0,25đ) 1 – d 2 – c 3 – b 4 – a IV/ Chú thích hình: (2đ) (Mỗi ý 0,25đ) A.- Phần đầu ngực: 1.- Mắt kép. (0,5đ) 2.- Hai đôi râu. (0,25đ) 3.- Các chân hàm. (0,25đ) 4.- Các chân ngực (0,25đ). B.- Phần bụng: 5.- Các chân bụng. (0,5đ) 6.- Tấm lái. (0,25đ)
File đính kèm:
- De dap an KT HKI Sinh 7(1).doc