Kiểm tra học kì I môn Sinh học 7 (Tiết 35)

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Sinh học 7 (Tiết 35), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : SINH HỌC 7 - TIẾT 35
Chủ đề 
Mức độ nhận thức
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
 Ngành động vật nguyên sinh
- Cấu tạo của trùng biến hình, hình dạng trùng giày
- Dinh dưỡng của trùng roi
 Số câu
1
1
2
Số điểm
 0,25
 0,25
 0,5
Chủ đề 2:
Ngành ruột khoang
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
- Dinh dưỡng( bắt mồi, tiêu hoá thức ăn của) thuỷ tức
 Số câu
1
1
2
Số điểm
 0,25
 0,25
 0,5
Chủ đề 3:
Các ngành
giun
- Hình dạng đặc điểm bên ngoài của giun tròn
- Đề ra các biện pháp phòng chống một số giun dẹp kí sinh
Số câu
1
1
2
Số điểm
 0,25
 0,25
 0,5
Chủ đề 4:
 Ngành thân mềm
- Vai trò của ngành thân mềm
- Đặc điểm chung của ngành thân mềm
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
 0,25
 0,25
 2,5
 0,5
 2,5
Chủ đề 5:
 Ngành chân khớp
- Sâu bọ đa dạng về số loài, cấu tạo, môi trường sống, tập tính
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp
Số câu
2
1
2
1
Số điểm
 0,5
 1,5
 0,5
 1,5
Chủ đề 6: Các lớp cá
- Đa dạng của lớp cá: số lượng, thành phầnloài, môi trường sống
- Đặc điểm cơ thể của một số loài cá sống trong các môi trường
- Vai trò đối với đời sống con người
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
 0,25
 0,25
 3,0
 0,5
 3,0
Tổng câu
5
6
2
1
1
12
3
Tổng điểm
 1,25
 1,5
 5,5
 0,25
 1,5
 3,0
 7,0
TRƯỜNG THCS TT CÁTBÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TỔ KHOA HỌC TỰNHIÊN Năm học: 2012 - 2013 
MÔN: SINH HỌC 7 - TIẾT 35
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề )
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM)
* Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1.Trùng roi dinh dưỡng bằng cách:
 A. Tự dưỡng và dị dưỡng B.Kí sinh hoặc dị dưỡng
 C. Cộng sinh hoặc tự dưỡng D.Cộng sinh và kí sinh 
Câu 2. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là:
 A. Sống trong nước B.Cấu tạo đa bào
 C. Cấu tạo đơn bào D.Sống thành tập đoàn
Câu 3. Điều không đúng khi nói về động vật thân mềm là:
 A. Có vỏ đá vôi bảo vệ B.Cơ thể phân đốt
 C. Có thân mềm D.Cơ thể thường mất đối xứng hai bên
Câu 4. Lợi ích lớn nhất của động vật thân mềm trong đời sống con người là:
 A.Cung cấp thực phẩm B.Cung cấp nguyên liệu làm thuốc 
 C.Cung cấp sản phẩm làm đồ mỹ nghệ D.Cung cấp đá vôi cho xây dựng
Câu 5. Môi trường sống của cá xương là:
 A. Nước ngọt, nước mặn B.Nước ngọt , nước lợ
 C. Nước mặn. nước lợ, nước ngọt D.Nước lợ, nước mặn 
Câu 6. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:
 A. Trùng biến hình B. Trùng roi C. Trùng giày D. Trùng kiết lị 
Câu 7.Chất bã sau quá trình tiêu hoá được thuỷ tức thải ra ngoài qua:
 A. Hậu môn B. Lỗ huyệt C.Miệng D. Ruột
Câu 8. Số loài sâu bọ được phát hiện là:
 A.20.000 B. 100.000 C. 500.000 D. Khoảng gần một triệu
Câu 9. Bên ngoài cơ thể giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất : 
 A. Đá vôi B. Kitin C. Cuticun D. Dịch nhờn
Câu 10. Loài có thể sống làm tổ trong đất là:
 A. Mối B. Ve sầu C. Bọ ngựa D. rầy nâu
Câu 11.Những biện pháp phòng bệnh sán lá gan ở trâu, bò là: 
 A. Xử lí rau, cỏ, diệt kén sán trước khi cho trâu, bò ăn
 B. Vệ sinh chuồng trại, xử lí phân trâu, bò làm ung trứng sán trước khi đem bón 
 C. Không chăn thả trâu, bò ở vùng đất ngập nước 
 D. Cả A, B, C 
Câu 12. Những đặc điểm cấu tạo ngoài giúp cá thích nghi với đời sống chui luồn là:
 A.Thân rất dài, vây ngực và vây bụng phát triển, khúc đuôi nhỏ, bơi nhanh.
 B.Thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
 C.Thân dài, vây ngực và vây bụng phát triển bình thường, khúc đuôi nhỏ, bơi kém.
 D.Thân dẹt, vây ngực và vây bụng lớn, khúc đuôi nhỏ, bơi kém.
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1.Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Câu 2.Cá có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người?
Câu 3. Đặc điểm cấu tạo giúp chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : SINH HỌC 7 - TIẾT 35
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
B
A
C
 A
C
D
C
A
D
B
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1( 2,5 điểm). Mực xếp cùng ngành với ốc sên vì chúng có cùng đặc điểm sau: 
 + Thân mềm (0,5 điểm)
 + Không phân đốt (0,5 điểm)
 + Có vỏ đá vôi (0,5 điểm)
 + Có khoang áo (0,5 điểm)
 + Hệ tiêu hoá phân hoá (0,5 điểm)
Câu 2( 3,0 điểm).Vai trò của cá trong tự nhiên và đời sống con người là:
 + Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu chất đạm, vitamin, dễ tiêu hoá vì có hàm lượng mỡ thấp. (0,5 điểm)
 + Dùng để làm thuốc chữa bệnh như cá thu có nhiều vitamin A, D, dầu gan cá nhám, chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc dùng để chữa bệnh thần kinh, sưng khớp, uốn ván.Tuy nhiên, dùng cá nóc làm thức ăn có thể bị ngộ độc chết người.(1,0 điểm)
 + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: da cá nhám dùng để đóng giày, làm cặp...
 (0,5 điểm)
 + Cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp: bã cá, xương cá (0,5 điểm)
 + Cá nuôi làm cảnh (0,25 điểm)
 + Cá ăn bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa (0,25 điểm)
Câu 3 (1,5 điểm). Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi cao với điều kiện sống thể hiện ở:
 + Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như : ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới. (0,5 điểm)
 + Phần phụ miệng cũng thích nghi với thức ăn lỏng, thức ăn rắn khác nhau. 
 (0,5 điểm)
 + Đặc điểm thần kinh (đặc biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện tập tính phong phú ở sâu bọ. (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docDe KT HKI nam 2012 - 2013.doc
Đề thi liên quan