Kiểm tra học kì I môn Sinh học 7 (Tiết học 35)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Sinh học 7 (Tiết học 35), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 7 - TIẾT 35 Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Ngành động vật nguyên sinh - Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống.. - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật nguyên sinh điển hình Số câu 1 1 2 0,5 Số điểm 0,25 0,25 Chủ đề 2: Ngành ruột khoang -Nêu được vai trò của ruột khoang đối với con người và sinh giới. - Nêu được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang Số câu 2 2 0,75 Số điểm 0,75 Chủ đề 3: Các ngành giun - Mô tả được hình thái, cấu tạo, đặc điểm sinh lí của một số đại diện trong các ngành giun Số câu 2 2 0,5 Số điểm 0,5 Chủ đề 4: Ngành thân mềm - Hiểu được giá trị kinh tế mà ngành thân mềm đem lại cho địa phương - Nêu được khái niệm của ngành thân mềm. trình bày các đặc điểm đặc trưng của ngành. - Nêu được tính đa dạng và vai trò của ngành thân mềm Số câu 1 3 4 3,75 Số điểm 3,0 0,75 Chủ đề 5: Ngành chân khớp - Trình bày được tập tính hoạt động của các đại diện trong lớp hình nhện - Nêu được đặc điểm chung của ngành chân khớp Số câu 1 1 2 2,0 Số điểm 0,5 1,5 Chủ đề 6: Ngành ĐVCXS - Các lớp cá - Trình bày được cấu tạo ngoài của lớp cá thích nghi với đời sống ở nước Số câu 1 1 2,5 Số điểm 2,5 Tổng câu 5 1 5 1 1 13 10,0 Tổng điểm 1,5 3,0 1,5 2,5 1,5 TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ KHOA HỌC TỰNHIÊN Năm học: 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 7 - TIẾT 35 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề ) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3 điểm) * Chọn phương án trả lời đúng Câu 1. Động vật nguyên sinh được gọi tên là trùng biến hình do A. di chuyển bằng chân giả B. cơ thể cấu tạo đơn giản nhất C. cơ thể trong suốt D. không nhìn thấy chúng bằng mắt thường Câu 2.Vỏ cuticun và lớp cơ của giun tròn đóng vai trò A. hấp thụ thức ăn B. bộ xương ngoài C. bài tiết sản phẩm D. hô hấp, trao đổi chất Câu 3. Giun đất di chuyển nhờ A. lông bơi B. vòng tơ C. chun giãn cơ thể D. kết hợp chun giãn và vòng tơ Câu 4. Mực tự vệ bằng cách A. thu mình vào vỏ B. phụt nước chạy trốn C. chống trả D. phun mực ra Câu 5.Vai trò lớp đá vôi của thân mềm là A. hấp thụ khí thở B. làm chỗ dựa tấn công kẻ thù C. liên hệ với môi trường bên ngoài D. che chở, bảo vệ cơ thể Câu 6. Trùng giày khác trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm A. có chân giả B. có roi C. có lông bơi D. có diệp lục Câu 7.Thuỷ tức hô hấp A.bằng phổi B.bằng mang C. toàn bộ bề mặt cơ thể D. bằng phổi, mang Câu 8. Thân mềm có hệ thần kinh và giác quan phát triển cao nhất ở A. mực B. trai sông C. ốc sên D. ốc nhồi Câu 9. Cơ quan hô hấp của nhện là A. mang B. ống khí C. phổi D. qua da Câu 10. San hô có vai trò A. tạo các đảo ngầm khó khăn cho tàu bè đi lại B. làm thức ăn cho động vật C. tạo nên một hệ sinh thái độc đáo rất đa dạng loài ở biển nhiệt đới D. làm thức ăn cho con người II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? Câu 2. Nêu các mặt có lợi của ngành thân mềm đối với địa phương em? Câu 3. Đặc điểm cấu tạo giúp chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 7 - TIẾT 35 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B D D D C C A B C A C Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1.(2,5 điểm) Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước: + Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân giúp giảm sức cản của nước. (0,5 điểm) + Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp màng mắt không bị khô. (0,5 điểm) + Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày giúp giảm ma sát giữa da cá với môi trường nước. (0,5 điểm) + Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang. (0,5 điểm) + Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân có vai trò như bơi chèo. (0,5 điểm) Câu 2.(3,0 điểm) Ngành thân mềm có lợi chủ yếu sau: + Làm thực phẩm cho người: ốc, trai, mực, hầu, vẹm... (0,5 điểm) + Làm thức ăn cho động vật khác.(0,5 điểm) + Lọc các cặn bẩn, làm sạch nước: trai, tu hài, hầu, vẹm... .(0,5 điểm) + Làm vật trang trí, đồ trang sức: xà cừ, vỏ ốc, bào ngư, vỏ điệp nữ, bàn mai. (0,5 điểm) + Làm dược liệu: vỏ bào ngư, mai mực... (0,5 điểm) + Có giá trị về mặt địa chất: chỉ thị của các mỏ dầu và khí. (0,5 điểm) Câu 3. (1,5 điểm) Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi cao với điều kiện sống thể hiện ở: + Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như : ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới. (0,5 điểm) + Phần phụ miệng cũng thích nghi với thức ăn lỏng, thức ăn rắn khác nhau. (0,5 điểm) + Đặc điểm thần kinh (đặc biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện tập tính phong phú ở sâu bọ. (0,5 điểm)
File đính kèm:
- KT ki 1 s7 nam hoc 2013 -2014.doc