Kiểm tra học kì I môn Sinh học 7 - Trường THCS Nam Hưng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Sinh học 7 - Trường THCS Nam Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Hưng Kiểm tra học kì I Môn sinh học 7 (Thời gian làm bài 45 phút) Nội dung Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Chương mở đầu Câu 1.3 0,5 đ 1 câu 0,5 đ ChươngI: Ngành động vật nguyên sinh Câu 1.5 0,5đ Câu 1.4 0,5đ 2 câu 1điểm Chương II: Ngành ruột khoang Câu4 1 điểm 1 câu 1 điểm Chương III: Các ngành giun Câu 1.1 0,5đ Câu 1.2 0,5đ Câu2 2 điểm 3 câu 3 điểm Chương IV: ngành thân mềm Câu 3 1 đ 1 câu 1 đ Chương V: Ngành chân khớp Câu6 1 đ Câu5 1,5 đ 2 câu 2,5 điểm Chương VI: Ngành động vật có xương sống Câu1.6 0,5 đ Câu 7 0,5 điểm 2 câu 1điểm Tổng 4 câu 2 điểm 2câu 1 điểm 4 câu 4,5đ điểm 2 câu 2,5 điểm 12câu 10 điểm Đề bài Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng: Giun đũa kí sinh ở: a.Ruột non b. Ruột già c. Ruột thẳng d. Tá tràng 2. Sán Lông và sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì: a. Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên b. Có lối sống kí sinh c. Có lối sống tự do d. Sinh sản hữu tính và vô tính 3. Đặc điểm chung của động vật là: a. Có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu sống dị dưỡng b. Có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu sống tự dưỡng c. Không có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu sống dị dưỡng d. Có khả năng di chuyển có hệ thần kinh và giác quan. 4. Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở điểm nào? a. Có chân giả ngắn b. Có chân giả dài c. Sống kí sinh ở hồng cầu d. Không có hại 5.Trùng roi dinh dưỡng bằng cách: a. Tự dưỡng và dị dưỡng b. Kí sinh hoặc dị dưỡng c. Cộng sinh hoặc tự dưỡng d. Cộng sinh và kí sinh 6.Cá chép sống trong môi trường: a. Nước ngọt b. nước mặm d. nước lợ d. Cả a, b, c Tự luận ( 7 điểm) Câu 2 ( 2 điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng? Câu 3 ( 1 điểm) Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Câu 4: ( 1 điểm) So sánh hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức và san hô? Câu 5: ( 1,5 điểm) ở địa phương em lớp sâu bọ có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ Câu6: ( 1 điểm) Nêu ý nghĩa lớp vỏ kitin ở chân khớp? Câu 7 ( 0,5 điểm) Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt động vật có xương sống với động vật không xương sống là gì? Đáp án + Biểu điểm I.Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1: ( 3điểm) 1- a 2- a 3 – a 4- c 5-a 6-a II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 2: ( 2 điểm) Đặc điểm cơ thể giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất: + Cơ thể dài, thuôn hai đầu. + Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có 1 vòng tơ + Có chất nhầy giúp da trơn. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng: +Làm đất tơi xốp, thoáng khí. + Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra. Câu 3: ( 1 điểm) Có vai trò lọc nước vì khi nước đi vào qua cơ thể vụn hữu cơ và động vật nguyên sinh đã được giữ lại chỉ còn nước thải ra ngoài. Câu 4: ( 1 điểm) Đều là sinh sản mọc chồi nhưng ở thuỷ tức thì khi cơ thể con tự kiến được thức ăn sẽ tách khỏi cơ thể mẹ còn ở san hô thì cơ thể con không bao giờ tách khỏi cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn. Câu 5: ( 1,5 điểm) Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ có ở địa phương: + Làm thuốc chữa bệnh: ong.... + Thụ phấn cho cây trồng: Ong, bướm... + Thức ăn cho động vật khác: bọ ngựa, châu chấu, muỗi,.... + Diệt các sâu hại: bọ ngựa... + Hại hạt ngũ cốc: mọt, rầy... + Truyền bệnh: ruồi, muỗi... Câu 6( 1điểm) ở chân khớp vỏ kitin phủ ngoài cơ thể để che chở đồng thời cũng là chỗ dựa cho các bó cơ bám vào để cùng với vỏ cơ thể tham gia cử động. Vì thế vỏ chân khớp còn có ý nghĩa như 1 bộ xương ngoài. Câu 7 ( 0,5 điểm) Đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật có xương sống với động vật không xương sống là: Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong có cột sống ( chứa tuỷ sống)
File đính kèm:
- kiem tra hoc ki I sinh 7 co ma tran.doc