Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 8 - Đề 04
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 8 - Đề 04, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I năm học: 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC 8 Xác định mục tiêu bài kiểm tra: Giáo viên: - Đánh giá khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo của hs, phân hóa được học sinh. - Biết được khả năng tiếp thu của hs, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. 2. Học sinh: - Tự đánh giá được kết quả học tập của mình. Nhận ra phần kiến thức chưa vững. - Tự lập kế hoạch học tập, phấn đấu phù hợp cho bản thân. II. Xác định hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm: 30%; tự luận: 70% Đối tượng: Hs khá - trung bình. III. Xác định nội dung lập ma trận: Tổng số câu hỏi: 12 câu Tổng điểm : 10 điểm. Trong đó: nhận biết: 1.5 điểm; thông hiểu: 6.5 điểm; vận dụng: 2 điểm. MA TRẬN ĐÊ THI HỌC KÌ I SINH HỌC 8 Cấp độ -------------- Tên chương NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP CẤP ĐỘ CAO TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương I: Khái quát về cơ thể người Phần nào của nơron tập hợp lại tạo thành các dây thần kinh? Số câu: 1 Số điểm: 0,5=5% 1 câu 0,5 100% Chương II: Vận động - Trình bày những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. - Vệ sinh hệ vận động. Số câu: 1 Số điểm: 2,5 = 25% 1 câu 2,5 100% Chương III: Tuần hoàn Vai trò chủ yếu của các tế bào máu Chu kì hoạt động của tim Bài tập về phản ứng giữa các nhóm máu Số câu:3 Số điểm: 3=30% 1 câu 0,5 15% 1 câu 1 60% 1 câu 0.5 25% Chương IV: Hô hấp Vai trò của hệ hô hấp Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp Số câu:2 Số điểm: 2=20% 1 câu 0,5 15% 1 câu 1.5 85% Chương V: Tiêu hóa Loại enzym có ở khoang miệng Hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non Ở dạ dày thức ăn nào bị biến đổi về mặt hóa học. Vì sao dạ dày không bị phân hủy bởi dịch vị Số câu:3 Số điểm: 3=30% 1 câu 0,5 16,66% 1 câu 0,5 16,66% 1 câu 2 66,68% Tổng số câu:10 Tổng số điểm:10= 100% 3 câu 1,5 điểm 15 % 3 câu 2 điểm 20% 2 câu 4.5 điểm 45% 1câu 0.5 điểm 5% 1câu 1.5 điểm 15% Ra đề theo ma trận: I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1: Phần nào của nơron tập hợp lại tạo thành các dây thần kinh: A. Thân nơron B. Sợi nhánh C. Nhân nơron D. Sợi trục Câu 2: Một bệnh nhân có nhóm máu B bị thương mất máu rất nhiều cần được truyền máu, có thể truyền cho bệnh nhân nhóm máu nào sau đây: A. Nhóm máu A B. Nhóm máu O C. Nhóm máu AB C. Nhóm máu B hoặc AB Câu 3: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu: A Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu Câu 4: Loại enzym nào sau đây có ở khoang miệng? A. Amylaza B. Lipaza Pepsin D. Nucleaza Câu 5: Hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở: A. Khoang miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Ruột già Câu 6: Hệ cơ quan nào sau đây có chức năng vận chuyển khí O2 và chất dinh dưỡng đến tế bào, mang khí CO2 và chất bả từ tế bào đến cơ quan: A. Hệ bài tiết B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa D. Hệ tuần hoàn II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Trình bày những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân? Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì? ( 2.5 điểm) Câu 2: Môi trường ô nhiễm ngày càng nhiều, để có một hệ hô hấp khỏe mạnh, các em cần phải làm gì? (1.5 điểm) Câu 3: Ở dạ dày thức ăn nào bị biến đổi về mặt hóa học? Viết sơ đồ biến đổi? Vì sao dạ dày không bị phân hủy bởi dịch vị? ( 2điểm) Câu 4: Hãy giải thích vì sao tim làm việc suốt đời không mệt mỏi? (1điểm) ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đ/A D B C A C D II/ TỰ LUẬN:(7 điểm) 1. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân - Cột sống cong 4 chổ, lồng ngực nở sang hai bên - Xương đùi phát triển, khỏe. Xương chậu nở rộng - Xương bàn chân có xương ngón ngắn, xương bàn chân hình vòm - Xương gót lớn, phát triển về phía sau * Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần : Chế độ dinh dưỡng hợp lí.Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức. Mang vác đều 2 vai. Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo. (2.5Đ) 2. - Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp : + Hạn chế ô nhiễm không khí: Không hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi, xả rác.. + Xây dựng môi trường trong sạch. Trồng nhiều cây xanh + Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi. + Tập TDTD phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. (1.5Đ) 3. Ở dạ dày protein được biến đổi về mặt hóa học bởi enzim pepsin và HCl: HCl Pepsinogen Pepsin Enzim Pepsin HCl (pH=2-3) Protein chuỗi dài Protein chuỗi ngắn (3-10 axit amin) Dạ dày không bị phân hủy bởi enzim pepsin và HCl nhờ có chất nhày phủ bề mặt niêm mạc dạ dày (2Đ) 4. Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì gồm 3 pha với thời gian là 0,8 s: Pha nhĩ co: 0,1 s ; Pha thất co :0,3 s ; Pha giãn chung : 0,4 s (1Đ)
File đính kèm:
- KIEM TRA HOC KI I.doc