Kiểm tra học kì I - Môn Sinh học 8 – Tiết 35

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Môn Sinh học 8 – Tiết 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN SINH HỌC 8 – TIẾT 35
 Cấp độ
Chủ đề 
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
 Khái quát về cơ thể người
- Mô tả được các 
thành phần cấu tạo 
của tế bào phù hợp với chức năng của chúng
 Số câu
1
1
 0,75
 Số điểm
 0,75
Chủ đề 2:
Vận động
-Kể tên các phần của bộ xương người. Các loại khớp
 Số câu
1
1
 0,25
Số điểm
 0,25
Chủ đề 3
Tuần hoàn
- Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu
-Trình bày cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng
- Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể
 Số câu
1
1
1
3
 3,25
 Số điểm
 0,5
 0,25
 2,5
Chủ đề 4:
Hô hấp
 - Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
Số câu
1
1
 0,25
Số điểm
 0,25
Chủ đề 5:
Tiêu hoá
Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ, xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ
- Trình bày sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá về mặt cơ học và sự biến đổi hoá học nhờ các dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra đặc biệt ở ruột
Số câu 
1
1
2
 3,0
Số điểm
 1,0
 2,0 
Chủ đề 6:
Trao đổi chất và năng lượng
- Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau.
Số câu
1
1
 2,5
Số điểm
 2,5
Tổng câu
4
1
2
1
1
9
 10
Tổng điểm
 2,0
 2,5
 1,0
 2,5
 2,0
 TRƯỜNG THCS TT CÁTBÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TỔ KHOA HỌC TỰNHIÊN Năm học: 2013 - 2014
 MÔN: SINH HỌC 8 - TIẾT 35
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề )
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)
 * Chọn phương án trả lời đúng( từ câu 1 đến câu 4)
Câu 1. Bộ xương người chia làm
 A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D.5 phần
Câu 2. Máu gồm những thành phần cấu tạo
 A. huyết tương B hồng cầu C. hồng cầu D. tế bào máu
Câu 3.Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm
 A. phân hệ lớn, phân hệ nhỏ B. tim, phân hệ lớn, phân hệ nhỏ
 C. tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch D. tim, hệ mạch, phân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Câu 4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do
 A. sự khuyếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn.
 B. sự khuyếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn.
 C. áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang.
 D. áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu.
Câu 5. Hãy sắp xếp các ý giữa cấu tạo và chức năng của tế bào cho tương ứng
Cấu tạo
Chức năng
1- Màng sinh chất
2- Chất tế bào
3- Nhân
a- Thực hiện các hoạt động sống cơ bản của tế bào
b- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền
c- Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
d- Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền
Câu 6. Chọn các cụm từ: phần dài nhất, lông ruột, diện tích bề mặt, dày đặc điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3,4... để hoàn chỉnh các câu sau:
 Ruột non rất dài (tới 2,8- 3m ở người trưởng thành), là .... (1)......của ống tiêu hoá. Tổng .... (2)......bên trong của ruột non đạt tới 400 – 500 m2. Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết .... (3)......phân bố tới từng.... (4)......
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1(2,5đ).Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Vai trò của môi trường trong?
Câu 2( 2,5đ). Trình bày mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá trong sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong các tế bào?
Câu 3( 2đ). Hoạt động tiêu hoá chủ yếu của ruột non là gì? Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ: ((Nhai kĩ no lâu))?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC 8 – TIẾT 35
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)
Câu 
1
2
3
4
Đáp án
B
A
D
C
A
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5. Mỗi ý đúng được 0,25điểm
 1- c; 2- a; 3- b
Câu 6 Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 
 1 - phần dài nhất 2 - diện tích bề mặt
 3 – dày đặc 4 – lông ruột
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1.(2,5điểm). Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô, bạch huyết ( 0,5đ)
 Mối quan hệ:
 - Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô. 
 ( 0,5đ)
- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết ( 0,5đ)
- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hoà vào máu. ( 0,5đ)
* Vai trò của môi trường trong: giúp tế bào thường xuyên liên hệ môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất. ( 0,5đ)
Câu 2. (2,5 điểm) Qúa trình chuyển hoá vật chất bên trong tế bào bao gồm hai mặt: đồng hoá và dị hoá (0,5đ)
 + Đồng hoá là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích luỹ năng lượng. (0,5đ)
 + Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng. (0,5đ)
- Hai mặt đồng hoá và dị hoá tuy đối lập nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình chuyển hoá ở tế bào:
 + Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hoá. (0,5đ)
 + Dị hoá cung cấp năng lượng cần thiết cho đồng hoá. (0,5đ)
Câu 3. Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là:
 + Sự biến đổi hoá học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột) (1,0điểm) 
 Giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ:
 + Khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. (1,0điểm) 

File đính kèm:

  • dockt hk s8- ki I 2013 - 2014.doc
Đề thi liên quan