Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 9 - Trường THCS Nguyễn Du
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 9 - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA HỌC KÌ I GV Ra đề: Lê Thị Hồng Liên Môn: sinh học 9 GV Duyệt đề: Châu Quang Bá Thời gian: 45’ Câu 1: Thể đa bội là gì? Cho ví dụ. (1,5đ) Câu 2: Một đoạn ADN bình thường có số Nuclêôtit loại A là 45và G là 92. Do tác động sốc nhiệt, đoạn ADN này bị đột biến, số Nuclêôtit loại G là 93 và A vẫn giữ nguyên. a. Đây là dạng đột biến nào? b. Chiều dài của đoạn ADN bị đột biến thay đổi như thé nào so với ADN bình thường? (2d) Câu 3: Ở người gen trội M qui định mắt bình thường, gen lặn tương ứng m qui định mắt mù màu (không phân biệt dược màu đỏ và màu lục) các gen nằm trên NST X. Bố bị mù màu, mẹ không bị bệnh mù màu. Các con của họ có thể sẽ như thế nào đối vói bệnh mù màu? (giả thiết không xảy ra đột biến.) (3đ) Câu 4: Trong phân tử ADN có số Nuclêôtit lọi A chiếm 15% tổng số Nuclêôtit của ADN. Tính % Nuclêôtit của mỗi loại còn lại? (2đ) Câu 5: Trình bày cơ chế xác định giới tính. (1,5đ) Ma trận Các chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chương II Câu 5. (1,5đ) 1,5đ Chương III Câu 4. (2đ) 2đ Chương IV Câu 1. (1,5đ) Câu 2. (2đ) 2,5đ Chương V Câu 3. (3đ) 3đ Tổng 1,5đ 5,5đ 3đ 10đ ĐÁP ÁN: Câu 1: -Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n ). -Ví dụ: quả táo tứ bội, cây cà độc dược tam bội... Câu 2: a. Đây là dạng đột biến gen. (Thêm một cặp Nu:G-X ) b.Chiều dài của đoạn ADN tăng thêm 3,4 Å (Ăngxtơrông.) Câu 3: Bố bị bệnh mù màu có kiểu gen: XmY Mẹ không bị mù màu có thể kiểu gen: XMXM hoặc XMXm Trường hợp 1: P ♀ XMXM x ♂ XmY G XM Xm , Y F1 XMXm ; XMY 100% không bị bệnh Trường hợp 2: P ♀ XMXm x ♂ XmY G XM, Xm x Xm, Y F1 XMXm ; XMY ; XmXm ; XmY 50% không bị bệnh ; 50% bị bệnh Câu 4: Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A = T và G = X. Mà A= 15% nên T=15% Tổng % của phân tử ADN: %A + %T + %G + %X = 100% %X + %G = 100% - (%A + %T) = 100% - (15% +15%) = 70% Số nuclêôtit của loại G và loại X bằng nhau: %G = %X = 70% /2 = 35% Vậy %A = %T = 15%; %G = %X = 35% Câu 5: - Ở những loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh nhờ sự phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính. - Cơ chế xác định giới tính: (ở người, ở thú...) P: ♀ XX x ♂ XY G: X X , Y F1: XX XY Tỉ lệ: đực:cái = 1:1
File đính kèm:
- DE THI HK1 8009 SINH 9.doc