Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học - Khối 8 (tiết 36)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học - Khối 8 (tiết 36), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2013 Ngày dạy: /12/2013 Tuần: 18 - Tiết PPCT: 36 KIỂM TRA :HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC - KHỐI 8 Thời gian làm bài:45 phút 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Chủ đề 1: khái quát về cơ thể người (4 tiết) Chủ đề 2: Sự vận động của cơ thể (6 tiết) Chủ đề 3: Tuần hoàn máu (8 tiết) Chủ đề 4: Hô hấp (4 tiết) Chủ đề 5: Tiêu hóa (7 tiết) b. Kỹ năng: - Nhận biết, phân biệt và vận dụng kiến thức vào làm bài. c. Thái độ: - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề. - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra học kỳ. - Củng cố lòng yêu thích bộ môn. 2. CHUẨN BỊ: a. Chuẩn bị của học sinh: - Học sinh chuẩn bị các nội dung kiến thức đã cho ôn tập. b. Chuẩn bị của giáo viên: * Ma trận: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: khái quát về cơ thể người Nêu được khái niệm và lấy 1 ví dụ về phản xạ. 10% = 1 điểm Câu 1: Số điểm: 100% = 1 điểm Chủ đề 2: Sự vận động của cơ thể Nêu được biện pháp để xương và cơ phát triển cân đối . 20% = 2 điểm Câu 2: Số điểm: 100% = 2 điểm Chủ đề 3: Tuần hoàn máu Nêu được cấu tạo của tim. Giải thích được huyết áp trong tĩnh mạch nhỏ mà máu vẫn di chuyển được. 30% = 3 điểm Câu 3: ý 1 Số điểm: 33.3% = 1 điểm Câu 3: ý 2 Số điểm: 66.7% = 2 điểm Chủ đề 4: Hô hấp Lợi ích của thở sâu. Tóm tắt cách luyện tập hệ hô hốp khỏe mạnh. 10% = 1 điểm Câu 4: Số điểm: 100% = 1 điểm Chủ đề 5: Tiêu hóa Biết được các cơ quan của hệ tiêu hóa. Nhận biết được cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa. Giải thích được việc rửa rau sống: thường ngâm nước muối loãng hay thuốc tím. 30% = 3 điểm Câu 5: ý 1 Số điểm: 66.3% = 2 điểm Câu 5: ý 2 Số điểm: 33.3% = 1 điểm Tổng số câu: 4 Tổng số điểm:100% = 10 điểm Tổng số ý: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ : 40% Tổng số ý: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% Tổng số ý: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20% Tổng số ý: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% * Đề kiểm tra: Câu 1 (1 điểm): Phản xạ là gì ? lấy một ví dụ minh họa. Câu 2 (2 điểm): Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ? Câu 3 (3 điểm): - Tim có cấu tạo như thế nào ? - Vì sao áp suất trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim? Câu 4 (1 điểm): Thở sâu có lợi gì ? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh ? Câu 5 (3 điểm): - Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào quan trọng nhất ? - Tại sao rửa rau sống thường ngâm nước muối loãng hay thuốc tím ? * Đáp án: Câu Nội dung Điểm 1 - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời mọi kích thích của môi trường thông qua hể thần kinh. - Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng, rút tay ra. 0.5 0.5 2 - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí - Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương . - Rèn luyện TDTT và lao động vừa sức. - Mang vác và ngồi học cần lưu ý chống cong vẹo cột sống. 0.5 0.5 0.5 0.5 3 * Cấu tạo tim: - Bên ngoài là màng tim cấu tạo bởi mô liên kết, mặt trong màng tim tiết chất dịch giúp tim hoạt động. - Tim được cấu tạo bởi cơ tim. Thành các khoang tim có độ dày không giống nhau (thành tâm thất dày hơn tân nhĩ. Thành tâm nhĩ trái và tân thất trái dày hơn tâm nhĩ phải và tân thất phải). - Mặt trong tim được lót bằng 1 lớp màng mỏng. - Van nhĩ thất để đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tân thất. - Van động mạch để đẩy máu từ tâm thất ra động mạch. * Ngoài huyết áp còn có: - Co bóp của các cơ quanh thành mạch - Sức hút của lồng ngực khi hít vào - Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra - Van một chiều. 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2 0.5 0.5 0.5 0.5 4 - Đẩy được nhiều khí cặn ra khỏi phổi, giảm nhị thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp. - Cần luyện TDTT, phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé, luyện tập phải vừa sức và từ từ. 0.5 0.5 5 - Ống tiêu hóa gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Tuyến tiêu hóa gồm: Nước bọt, tụy, gan, vị, tụy, ruột. - Ruột non là cơ quan quan trọng nhất. - Nước muối hay thuốc tím có tác dụng diệt một số mầm bệnh như một số vi khuẩn, trứng giun sán... - Trên cơ sở làm thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào dẫn đến biến dạng tế bào. Nước muối làm trung hòa một số chất sử dụng trong quá trình chăm sóc rau. 0.5 0.5 1 0.5 0.5 3. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA: a. Ổn định lớp: b. Tổ chức kiểm tra: - Phát đề. - Thu bài. c. Dặn dò: d. Rút kinh nghiệm: Duyệt đề của tổ Giáo viên ra đề Nguyễn Văn Bình Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HOC KÌ I – Năm học: 2013 – 2014 Trường THCS Bình Giang MÔN: SINH HỌC - KHỐI 8 Lớp 8/ Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Họ và tên: Điểm Lời nhận xét ĐỀ BÀI Câu 1 (1 điểm): Phản xạ là gì ? lấy một ví dụ minh họa. Câu 2 (2 điểm): Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ? Câu 3 (3 điểm): - Tim có cấu tạo như thế nào ? - Vì sao áp suất trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim? Câu 4 (1 điểm): Thở sâu có lợi gì ? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh ? Câu 5 (3 điểm): - Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào quan trọng nhất ? - Tại sao rửa rau sống thường ngâm nước muối loãng hay thuốc tím ? BÀI LÀM
File đính kèm:
- De thi Sinh hoc 8 HK I 20132014(1).doc