Kiểm tra học kì I môn Sinh học lớp 7 năm học 2008 - 2009

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Sinh học lớp 7 năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Thiện
Kiểm tra học kì i môn sinh học 7
Họ và tên:
Thời gian: 45’
Lớp:
Năm học 2008 - 2009
Lời phê của thầy cô giáo
Điểm
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Hãy chọn và đánh dấu (x) vào Ê cho ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Đặc điểm để nhận biết giun đốt so với giun tròn là:
Ê A. Có khoang cơ thể chính thức.
Ê B. Có khoang cơ thể chưa chính thức.
Ê C. Cơ thể phân đốt, ống tiêu hóa phân hóa.
Ê D. Cả A và C đều đúng.
2.Trai điều chỉnh được động tác đóng mở là nhờ:
Ê A. Thân trai hình lưỡi rừu.
Ê B. Dây chằng ở bản lề.
Ê C. Hai cơ khép vỏ và dây chẳng ở bản lề.
Ê D. Cả A và B đều đúng.
3. Khi gặp kẻ thù tấn công, phản ứng tự vệ của mực là:
	Ê A. Phun mực che mắt kẻ thù và quơ hai tua để tấn công.
	Ê B. Co rụt cơ thể lại.
	Ê C. Phun mực che mắt kẻ thù và chạy trốn.
	Ê D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 2. (2 điểm) Em hãy sắp xếp các cặp ý tương ứng giữa chức năng và các bộ phận bên ngoài của nhện:
Các bộ phận
Chức năng
1. Đôi kìm có tuyến độc
A. Cảm giác, khứu giác và xúc giác
2. Chân xúc giác
B. Hô hấp
3. Chân bò
C. Sinh sản
4. Khe thở
D. Tiết ra tơ
5. Lỗ sinh dục
E. Di chuyển và chăng tơ
6. Núm sinh tơ
F. Bắt mồi và tự vệ 
Trả lời:
1; 2; 3; 4; 5.; 6;
Câu 3. Chọn và khoanh tròn vào đầu câu cho ý trả lời đúng trong những câu sau :
1. Động vật nào sau đây thuộc ngành chân khớp có ích cho việc thụ phấn ?
A. Ong mật.	B. Bướm.	C. Kiến.	D. Cả A, B, và C đều đúng.
2. Trong các lớp sau đây lớp nào có giá trị cung cấp thực phẩm lớn nhất?
A. Lớp hình nhện.	B. Lớp giáp xác.	C. Lớp sâu bọ.	D. Cả A, B, C đều sai.
3. Cá thích nghi với đời sống ở nước là nhờ:
A. Thân hình thoi nhọn, đầu gắn liền với mình.	C. Vẩy cá có da bao bọc và có tuyến nhờn.
B. Mắt cá tiếp xúc được với môi trường nước.	D. Cả A và C đều đúng.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Cho biết vai trò của ngành giun đốt?
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm?
Câu 3. Sự đa dạng của ngành chân khớp được thể hiện qua vấn đề gì?
Câu 4. ý nghĩa thực tiễn của lớp sâu bọ?
Ma trận - Đáp án + biểu điểm.
Ma trận
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận biết
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương III. Các ngành giun.
1 câu
1 câu
2 câu
0.5 đ
1 đ
1.5 đ
Chương IV. Ngành thân mềm.
2 câu
1 câu
1 câu
4 câu
1 đ
0.5 đ
2 đ
3.5 đ
Chương V. Ngành chân khớp
2 câu
1 câu
1 câu
4 câu
1 đ
1 đ
2 đ
4 đ
Chương VI. Lớp cá
2 câu
2 câu
1 đ
1 đ
Tổng
5 câu
3 câu
1 câu
3 câu
12 câu
2.5 đ
1.5 đ
1 đ
5 đ
10 đ
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm).
Câu 1. Đáp án:	1 - D; 	2 - C;	3 - C.
Câu 2. Đáp án: 	1 - F;	2 - A;	3 - E;	4 - B;	5 - C;	6 - D.
Câu 3. Đáp án: 	1 - D.	2 - B.	3 - D.
II. Tự luận (6 điểm).
Câu 1. Vai trò của ngành giun đốt:	- Làm thức ăn cho người, động vật.
	- Cải tạo đất trồng trọt (tơi xốp, thoáng khí).
	- Tăng độ phì nhiêu, màu mỡ đất trồng.
	- Một số gây hại cho người, động vật ,thực vật 
Câu 2. Đặc điểm chung của nghành thân mềm :
 - Môi trường sống, lối sống rất khác nhau
 - Có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển
 - Hô hấp bằng mang, lỗ thở
 - Cơ quan di chuyển (chân bụng, chân rìu, chân đầu)
Câu 3. Sự đa dạng của nghành chân khớp thể hiện: 
 - Đa dạng về số lượng: 1.500.000 loài 
 - Hình thái cấu tạo. 
 - Sự thích nghi và phân bố trong các loại môi trường sống.
 - Đa dạng vệ hoạt động tập tính. 
Câu 4: ý nghĩa thực tiễn của lớp sâu bọ:
	+ Phân biệt vai trò có lợi 
	+ Những tác hại.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ky I Sinh 7 MT DA.doc
Đề thi liên quan