Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh lớp 8

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:.	Kiểm tra học kì I
Lớp:...	Môn: Sinh Lớp 8 
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Đề bài
A,Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu I. (1.0 điểm) 
Nối thông tin ở cột A với cột B sao cho tương ứng.
(A) Cơ quan tiêu hoá
(B) Sự biến đổi cơ học
1. Khoang miệng
a. Thức ăn được nghiền nhỏ. Nhào trộn dịch vị
2. Dạ dày
b. Thức ăn bị cắt, nghiền và thấm nước bọt
3. Ruột non
c. Thức ăn di chuyển một chiều để các men của dịch ruột, dịch tuỵ, mật.tác dụng
4. Ruột già
Câu II. (2 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
1. Tế bào gồm các phần chính.
a. Tế bào chất, màng sinh chất, nhân
b. Tế bào chất, không bào, nhân
c. Nhân con, lục lạp, màng sinh chất.
2. Khi cơ quan làm việc nhiều sẽ gây ra thở gấp vì:
a. Cơ thải nhiều CO Hemoglobin kết hợp với CO tạo thành HbCO tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ 
b. Cơ thải nhiều O2 Hemôglôbin kết hợp với O2 tạo thành HbO2 tác động lên trung khu hô hấp gây thở gấp để tăng O2 
c. Cơ thải nhiều CO2. CO2 kết hợp với H2O tạo axítcácbonic. Axitcacbonnic có trong máu qua hành tuỷ sẽ tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ.
d. Ba câu a, b, c sai
3. Một cung phản xạ gồm yếu tố nào ?
a. Nơron hướng tâm, nơron li tâm 
b. Nơron trung gian
c. Cơ quan thụ cảm 
d. Cơ quan phản ứng
e. Cả a,b,c,d 
4. Hậu quả của thức ăn còn bám lại ở răng vào buổi tối là:
a. Tạo môi trường axit phá hủy men răng, ngà răng gây viêm tủy răng.
b. Làm miệng hôi
c. Làm cho nước bọt tiết nhiều hơn.
d. Hai câu a và b đúng
B. Tự luận(7 điểm)
Câu I (2,0điểm)
Các bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Câu II(2.0 điểm)
1. Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt?
2. Vì sao xương động vật được hầm lâu thì bở?
Câu III(3 điểm)
Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
Bài làm
Đáp án và thang điểm Sinh học 8
A, Trắc nghiệm khách quan(5 điểm)
Câu I(1.0 đ), ý 1, 2: Mỗi ý 0,25 đ; ý 3: 0,5 đ.
 1 - b 2 - a 3 - c
Câu II(2 đ), Mỗi ý đúng được 0,5 đ.
1- a 2 - c 3 - e 4 - d
B, Tự luận(5 điểm)
Câu I (2.0 đ)
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng 3 cách:
- Thực bào: bạch cầu trung tính và mono hình thành chân giả bắt nuốt vi khuẩn và tiêu hóa chúng.
- Lim phô B tiết kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên
- Lim phô T phá hủy tế bào nhiễm bệnh.
0,75
0,75
0.5
Câu II(2.0 đ)
1.Vì khi nhai lâu tinh bột trong cơm đã chịu sự tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường manto, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.(1 điểm)
2. Khi hầm xương động vật chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi chất cốt giao nên xương bở.(1 điểm)
Câu III(1.0 đ)
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, oxi từ môi trường ngoài và thải ra khí cacbonic và chất thải.(1)
Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.(1)
Mối quan hệ: Trao đổi chât ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng ra năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trao đổi chất Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.(1)

File đính kèm:

  • docDe Kt HK1 SH 8.doc
Đề thi liên quan