Kiểm tra học kì I - Môn Vật Lý khối lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Môn Vật Lý khối lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2013 - 2014
 Kiểm tra học kì I - Môn vật lý Đề chẵn 
 Họ và tên:..........................................Lớp 6..... (45 phút làm bài)
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Giới hạn đo của thước là:
A. Độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch ghi trên thước
B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước
D. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước
Câu 2. Một bạn đo độ dài một vật là 50,1cm. ĐCNN của thước dùng để đo là:
A. 0,1cm
B. 1cm
C. 0,2cm
D. 0,05cm
Câu 3. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 2ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml
Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 72cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 97cm3. Thể tích của hòn đá là:
A. 72 cm3
B.97cm3
C. 169 cm3
D. 25cm3
Câu 5. Một lít dầu ăn có khối lượng khoảng 900g, khối lượng của 0,5m3 dầu ăn là:
A. 450g
B. 45kg
C. 4,5kg
D. 450kg
Câu 6. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
A. Trên nhãn chai nước khoáng ghi 330ml
B. Trên vỏ hộp vitamin B1 ghi: 1000 viên nén
C. ở cửa hàng vàng bạc ghi: vàng 99,99.
D. Trên túi xà phòng ghi: Khối lượng 800g
Câu 7. Khi một quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
C. Chỉ làm biến dạng quả bóng
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 8. Trong trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực đàn hồi ?
A. Quả bóng cao su đang bay đến đập vào bức tường
B. Quả bóng cao su đang đập vào bức tường
C. Quả bóng cao su bay ra sau khi đập vào bức tường
D. Quả bóng cao su đang nổi trên mặt nước.
Câu 9. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là:
A. 1000g
B. 100g
C. 10g
D. 1g
Câu 10. 800g sữa bột có thể tích là 2 lít. Khối lượng riêng của sữa bột là:
A. 0,4kg/m3
B. 400kg/m3
C. 4000kg/m3
D. 400.000kg/m3
Câu 11. Tác dụng của máy cơ đơn giản là:
 A. Để vận chuyển các vật to
B. Để hoàn thành công việc nhanh hơn
C. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn
D. Để thực hiện công việc nhiều hơn
Câu 12. Để đưa một vật nặng 100kg trực tiếp lên cao theo phương thẳng đứng, phải cần một lực kéo ít nhất bằng bao nhiêu ?
A. 100N
B. 200N
C. 500N
D. 1000N
Câu 13. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng ?
A. Cái kéo
B. Cầu thang gác
C. Mái nhà
D. Cái kìm
Câu 14. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu ?
A. 0,02N
B. 0,2N
C. 20N
D. 200N
Câu 15. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động ?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân
B. Vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang
C. Một vật được ném thì bay lên cao
D. Một vật được thả thì rơi xuống
Câu 16. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây ?
A. 1m3
B. 1dm3
C. 1cm3
D. 1mm3
Câu 17. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, so với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng là:
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Câu 18. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì chiều dài lò xo là 98cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2cm. Thì chiều dài tự nhiên của lò xo là:
A. 102cm
B. 100cm
C. 96cm
D. 94cm
Câu 19. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của một chất ?
A. d = 10 - D
B. d = 10 + D
C. d = 10 : D.
D. d = 10.D
Câu 20. Để đo chiều dài cuốn SGK Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau ?
A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm
B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm
D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm
Câu 21. Đơn vị của lực là: 
 A. Kilôgam (kg)
B. Niutơn trên mét khối (N/m3)
C. Niutơn (N)
D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3)
Câu 22. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau
B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau
C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh khác nhau
D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau
Câu 23. Công thức tính khối lượng riêng là:
A. D = m : V
B. D = m + V
C. D = m .V
D. D = m - V
Câu 24. Đơn vị của khối lượng riêng là: 
A. Ki lô gam (kg)
B. Niu tơn (N)
C. kg/m3
D. N/m3
Câu 25. Trên vỏ hộp sữa có ghi 450gam. Số đó cho biết:
A. Khối lượng của hộp sữa
B. Trọng lượng của hộp sữa
C. Trọng lượng của sữa trong hộp
D. Khối lượng của sữa trong hộp
Câu 26. Trọng lượng riêng của nhôm là:
A. 27000 N
B. 27000 kg
C. 27000 kg/m3
D. 27000 N/m3
Câu 27. Muốn đo khối lượng riêng của sỏi, cần dùng các dụng cụ đo nào dưới đây ?
A. Chỉ cần dùng một cái cân và một bình tràn không chia độ
B. Chỉ cần dùng một cái cân và một bình chia độ
C. Chỉ cần dùng một lực kế và một cái cân
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ và một bình tràn
Câu 28. Nếu sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa là:
A. 1,264 N/m3
B. 0,791 N/m3
C. 12643 N/m3
D. 1264 N/m3
Câu 29. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào ?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực
B. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực
C. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực
Câu 30. Để đưa các thùng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất ? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: 
 F1 = 1000N ; F2 = 200N ; F3 = 500N ; F4 = 1200N.
A. Tấm ván 1
B. Tấm ván 2
C. Tấm ván 3
D. Tấm ván 4
Câu 31. Công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng là:
A. d = P - V
B. d = P . V
C. d = P + V
D. d = P : V
Câu 32. Công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng là:
A. m = D . V
B. m = D : V
C. m = D + V
D. m = D - V
Câu 33. Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản ?
 A. Cái búa nhổ đinh
 B. Cái bấm móng tay
 C. Cái cưa
 D. Cái cầu trượt
-Hết-
Năm học 2013 - 2014
 Kiểm tra học kì I-Môn vật lý Đề lẻ 
 Họ và tên:.........................................Lớp 6.....
 Thời gian làm bài: 45 phút . 
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản ?
A. Cái búa nhổ đinh
B. Cái bấm móng tay
C. Cái cưa
D. Cái cầu trượt
Câu 2. . Công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng là:
A. m = D . V
B. m = D : V
C. m = D + V
D. m = D - V
Câu 3. Công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng là:
A. d = P - V
B. d = P . V
C. d = P + V
D. d = P : V
Câu 4. Để đưa các thùng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất ? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: 
 F1 = 1000N ; F2 = 200N ; F3 = 500N ; F4 = 1200N.
A. Tấm ván 1
B. Tấm ván 2
C. Tấm ván 3
D. Tấm ván 4
Câu 5. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào ?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực
B. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực
C. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực
Câu 6. Nếu sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa là:
A. 1,264 N/m3
B. 0,791 N/m3
C. 12643 N/m3
D. 1264 N/m3
Câu 7. Muốn đo khối lượng riêng của sỏi, cần dùng các dụng cụ đo nào dưới đây ?
A. Chỉ cần dùng một cái cân và một bình tràn không chia độ
B. Chỉ cần dùng một cái cân và một bình chia độ
C. Chỉ cần dùng một lực kế và một cái cân
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ và một bình tràn
Câu 8. Trên vỏ hộp sữa có ghi 450gam. Số đó cho biết:
 A. Khối lượng của hộp sữa
 B. Trọng lượng của hộp sữa
C. Trọng lượng của sữa trong hộp
D. Khối lượng của sữa trong hộp
Câu 9. Trọng lượng riêng của nhôm là:
A. 27000 N
B. 27000 kg
C. 27000 kg/m3
D. 27000 N/m3
Câu 10. Đơn vị của khối lượng riêng là: 
A. Ki lô gam (kg)
B. Niu tơn (N)
C. kg/m3
D. N/m3
Câu 11. Công thức tính khối lượng riêng là:
A. D = m : V
B. D = m + V
C. D = m .V
D. D = m - V
Câu 12. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau
B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau
C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh khác nhau
D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau
Câu 13. Đơn vị của lực là: 
 A. Kilôgam (kg)
B. Niutơn trên mét khối (N/m3)
C. Niutơn (N)
D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3)
Câu 14. Để đo chiều dài cuốn SGK Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau ?
A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm
B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm
D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm
Câu 15. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của một chất ?
A. d = 10 - D
B. d = 10 : D
C. d = 10 : D.
D. d = 10.D
Câu 16. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây ?
A. 1m3
B. 1dm3
C. 1cm3
D. 1mm3
Câu 17. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì chiều dài lò xo là 98cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2cm. Thì chiều dài tự nhiên của lò xo là:
A. 102cm
B. 100cm
C. 96cm
D. 94cm
Câu 18. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, so với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng là:
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Câu 19. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động ?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân
B. Vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang
C. Một vật được ném thì bay lên cao
D. Một vật được thả thì rơi xuống
Câu 20. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu ?
A. 0,02N
B. 0,2N
C. 20N
D. 200N
Câu 21. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng ?
A. Cái kéo
B. Cầu thang gác
C. Mái nhà
D. Cái kìm
Câu 22. Để đưa một vật nặng 100kg trực tiếp lên cao theo phương thẳng đứng, phải cần một lực kéo ít nhất bằng bao nhiêu ?
A. 100N
B. 200N
C. 500N
D. 1000N
Câu 23. Tác dụng của máy cơ đơn giản là:
 A. Để vận chuyển các vật to
B. Để hoàn thành công việc nhanh hơn
C. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn
D. Để thực hiện công việc nhiều hơn
Câu 24. 800g sữa bột có thể tích là 2 lít. Khối lượng riêng của sữa bột là:
A. 0,4kg/m3
B. 400kg/m3
C. 4000kg/m3
D. 400.000kg/m3
Câu 25. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là:
A. 1000g
B. 100g
C. 10g
D. 1g
Câu 26. Trong trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực đàn hồi ?
A. Quả bóng cao su đang bay đến đập vào bức tường
B. Quả bóng cao su đang đập vào bức tường
C. Quả bóng cao su bay ra sau khi đập vào bức tường
D. Quả bóng cao su đang nổi trên mặt nước.
Câu 27. Khi một quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
C. Chỉ làm biến dạng quả bóng
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 28. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
A. Trên nhãn chai nước khoáng ghi 330ml
B. Trên vỏ hộp vitamin B1 ghi: 1000 viên nén
C. ở cửa hàng vàng bạc ghi: vàng 99,99.
D. Trên túi xà phòng ghi: Khối lượng 800g
Câu 29. Một lít dầu ăn có khối lượng khoảng 900g, khối lượng của 0,5m3 dầu ăn là:
A. 450g
B. 45kg
C. 4,5kg
D. 450kg
Câu 30. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 72cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 97cm3. Thể tích của hòn đá là:
A. 72 cm3
B.97cm3
C. 169 cm3
D. 25cm3
Câu 31. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 2ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml
Câu 32. Một bạn đo độ dài một vật là 50,1cm. ĐCNN của thước dùng để đo là:
A. 0,1cm
B. 1cm
C. 0,2cm
D. 0,05cm
Câu 33. Giới hạn đo của thước là:
A. Độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch ghi trên thước
B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước
D. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước
-Hết-

File đính kèm:

  • docKiem tra hoc ki I Mon Li6.doc
Đề thi liên quan