Kiểm tra học kì I năm học 2006 -2007 môn ngữ văn –lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2006 -2007 môn ngữ văn –lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục HP 
Ngày 22/ 12/06
Kiểm tra học kì i năm học 2006 -2007
Môn ngữ văn –lớp 9
I trắc nghiệm khách quan (4đ)
Đọc hai đoạn văn bản dưới đây, khoành tròn vào chỉ một chữ cái A hoặc B, C ,D ở đầu phương án dđúng.
Đoạn 1 :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
( Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn trên trích từ văn bản nào ?
Chị em Thuý Kiều
Cảnh ngày xuân
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Thuý Kiều báo ân báo oán
2. Lời giới thiệu nào không đúng về tác giả Nguyễn Du ?

Tên chữ là Tố Như
Tên hiệu là ức Trai 
Quê ở Tiên Điền , Nghi Xuân , Hà Tĩnh
Một thên tài văn học , một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn

3Truyện Kiều thuọc thể loại:
tiểu thuyết chương hồi.
Truyện truyền kì.
Truyện Nôm bác học.
Truyện Nôm bình ddân


4. Để hoàn thành nhận định về truyện Nôm : “Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhát ở.............”
cần chọn nội dung kiến thức :
thế kỉ X đến thế kỉ XV.
thế kỉ X III đến thế kỉ XVIII.
thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.
thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX.

5.Biện pháp tu từ tiêu biểu nào được dùng trong đoạn trích ?

So sánh
Chơi chữ
Nói quá
Nói giảm nói tránh

Câu 6.Tác dụng nổi bật của bioện pháp tu từ trên là;
Thể hiện nổi bật sắc đẹp của Thuý Kiều.
Thể hiện nổi bật tài năng của Thuý Kiều
Thể hiện nổi bật tình cảm của Thuý Kiều
Thể hiện ấn tượng tài sắc ven toàn của Thuý Kiều

Câu 7. Truyện Kiều có cốt truyện:

dựa theo một cốt truyện cổ tích.
dựa theo một cốt truyện truyền kì
dựa theo một cốt truyện của Trung Quốc
hoàn toàn do Nguyễn Du sáng tạo nên.


Đoạn 2.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
 Nhìn lũ con , tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư / chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
Chúng bay ắn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại , ngợ ngợ như lời mình không được đúng lắm.Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà , họ toàn là những người có tinh thần cả mà . Họ dã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...

(Làng , Kim Lân)
8. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào ?
A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất số ít
 D.Ngôi thứ nhất số nhiều

9.Văn bản nào cùng thể loại với tác phảm Làng ?
A. Lặng lẽ Sa Pa
B.Phong cách Hồ Chí Minh
C.Ca Huế trên sông Hương
D. Mùa xuân của tôi
10.Tác phẩm Làng ra đời trong thời điểm :
A. Trước cuộc khang chiến chống Pháp.
B. thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
11.Nội dung chính của đoạn trích là:
A. Tâm trạng đau đớn , tủi hổ của ông Hai khi phải rời làng Dâu đến nơi tản cư.
B.Tâm trạng đau đớn , tủi hổ của ông Hai khi ra khỏi phòng thông tin, trở về nhà.
C.Tâm trạng đau đớn , tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng Dâu theo giặc.
D.Tâm trạng đau đớn , tủi hổ của ông Hai khi nghe tin người ta đuổi làng Dâu.
12.Trường hợp nào sau đây không phải là từ láy ?
A. Len lén
B.rẻ rúng
C.hắt hủi
D.kiểm điểm
13.Từ nào là từ Hán Việt ?
A. ngờ ngợ
B.tinh thần
C.trẻ con
D.nhục nhã
14.Từ in đậm trong “ ... mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi hụi với nhau” được hiệu theo nghĩa
A. nghĩa gốc
B.nghĩa chuyển
C.nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
D.nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
15.Cách hiểu nào đúng với nghĩa chơi sậm chơisụi	trong đoạn trích?
A. chơi một cách ồn ào , náo nhiệt
B. chơi một cách lặng lẽ , kín đáo
C.Chơi những trò tiêu khiển có hại
D. Chơi những trò dại dột nguy hiểm
16.Lời thoại : “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cài giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” là hình thức:
A. độc thoại
B.đối thoại
C. độc thoại nội tâm
II Tự luận(6 đ)
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki I lop 9 Ngu van.doc