Kiểm tra học kì I- Năm học 2008- 2009 Môn Ngữ Văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I- Năm học 2008- 2009 Môn Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Krông Năng. 	Kiểm tra học kì I- Năm học 2008- 2009.
Trường THCS Trần Phú. 	 Môn Ngữ Văn 9.
Thời gian: 90 phút.

Đề1:
Câu 1(3đ): Giới thiệu đôi nét về Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Câu 2(2đ): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư?- Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
 - Có. Tôi nhận ra Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời.
 - Vâng. Bác không thích dừng lại ở Sa Pa ạ?
 - Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc.”
(Lặng lẽ Sa Pa)
a.Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên? Các nhân vật có tuân thủ phương châm “Xưng khiêm, hô tôn” không? Em hiểu phương châm “Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: như thế nào?
b. Hãy chuyển một lời đối thoại thành cách dẫn trực tiếp.
Câu 3(5đ): Thay lời kể bằng lời kể của anh Sáu- Trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, hãy kể lại cảnh gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.

Đề 2.
Câu 1(2đ): Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long khoảng mười dòng. Và viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu những cảm nhận về một trong các nhân vật trong truyện.
Câu 2(2đ): Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
 Nam đi chơi nhà bạn về nói với mẹ:
 - Con đói quá!
 -Từ sáng tới giờ mất điện.- Mẹ trả lời.
 a.Theo em câu rả lời của người mẹ có vi phạm phương châm hội thoại quan hệ không? Vì sao?
 b. Nêu nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận.
Câu 3(6đ): Viết bài văn giới thiệu về cây Cà Phê.

ĐÁP ÁN.
 Đề1:

Câu 1(3đ): Hs phải nêu đuợc những ý sau:
 -Thể loại.
 - Chữ viết.
 -Nguồn gốc.
 -Kết cấu. 	Giá trị hiện thực.
 - Giá trị nội dung
	Giá trị nhân đạo.
 -Giá trị nghệ thuật.
Câu2(2đ):
 a.* Từ ngữ xưng hô: bác, tôià tuân thủ phương châm “Xưng khiêm, hô tôn” vì cả hai đều xưng gọi nhau bằng “bác”.
 * Phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”à người nói xưng một cách khiêm nhường, còn gọi người đối thoại một cách tôn kính.
 b. Chuyển một lời đối thoại thành cách dẫn trực tiếp.
VD: Nhà họa sĩ nói rằng thích Sa Pa và có ý định ở hẳn đấy nhưng bây giờ thì chưa phải lúc.
Câu3: * Yêu cầu chung:
 -Ngôi kể thứ nhất- người kể là anh Sáu.
 - Chỉ kể lại tình huống thứ nhất.
 - Kiểu bài: tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận, có hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 - Bài viết đầy đủ ý, trình bày rõ ràng 3 phần, mạch lạc, liên kết.
 * Yêu cầu cụ thể.
 -Mở bài: Nêu hoàn cảnh để kể lại câu chuyện.
 -Thân bài:
 + Tâm trạng của anh Sáu khi về phép thăm nhà.
 + Tâm trạng của anh Sáu khi gặp con và 2 ngày sau đó.
 + Tâm trạng của anh Sáu khi con gái yêu gọi tiếng ba và nối không cho ba đi.
 -Kết bài: Nêu tâm trạng, suy nghĩ khi kể chuyện này (Khi anh Sáu đâng ở chiến trường).


Đề 2:

 Câu1:* Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long khoảng mười dòng.
 -Tóm tắt được những nội dung chính của truyện. Và viết đúng kiểu đoạn văn tóm tắt, viết liền mạch, không mắc lỗi diễn đạt.
 * - Chọn một trong câc nhân vật: ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên, bác lái xe để suy nghĩ và viết cảm xúc về các nhân vật đó. Cảm xúc chân thực , dựa tren những điều nhà văn viết về nhân vật đó, chú trọng những nét nổi bật, đáng nhớ.
 - Viết đoạn văn lưu loát, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
Câu 2:
 a. Câu trả lời của bà mẹ không vi phạm phương châm hội thoại quan hệ vì: Người mẹ muốn con hiểu theo một hàm ý rằng: cả ngày mất điện nên không có gì ăn cả.
 b. Hs nêu được 3 nguyên nhân của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 3: *Yêu cầu:
Thể loại: Văn thuyết minh kết hợp với miêu tả và biện pháp nghệ thuật.
Bài văn có bố cục rõ ràng, hành văn mạch lạc, liên kết, không sai chính tả, ngữ pháp.
* Dàn bài:
 Mở bài: giới thiệu chung về cây Cà phê và nơi trồng chủ yếu của nó.
 Thân bài: giới thiệu đặc điểm vai trò của cây cà phê.
- Nguồn gốc cây cà phê.
- Đặc điểm hình dáng và quy trình chăm sóc.
- Công dụng của cây cà phê.
-Giá trị kinh tế và văn hóa của cây cà phê đối với phất triển kinh tế- văn hóa xã hội.
 Kết bài: - Khái quát lại vai trò của cây cà phê.
 - Nêu suy nghĩ của bản thân về cây cà phê.
************************
Ea Tân, ngày 8/12/08.
 Người ra đề:
 GV: Lục thị Thanh

File đính kèm:

  • docde kiem tra HKI 20082009.doc
Đề thi liên quan