Kiểm tra học kì I năm học 2008 - 2009 môn: Sinh học khối lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2008 - 2009 môn: Sinh học khối lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT QUẬN SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC 2008-2009 
 ______________________ __________________
MÔN: SINH HỌC - Lớp 7
Thời gian: 45 phút,không tính thời gian giao đề
(/
ĐỀ: ( Học sinh làm bài trên giấy thi) 
Câu 1: Kể tên một số đại diện giun tròn kí sinh ở người ? Nêu tác hại? Nêu cách phòng chống đối với từng loại giun? (3 điểm)
Câu 2: Trình bày các bước mổ giun đất? (2 điểm)
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt? (2 điểm)
Câu 4: Trình bày cấu tạo hệ tiêu hoá và hệ hô hấp của châu chấu? Hô hấp của châu chấu khác ở tôm như thế nào? (2 điểm)
Câu 5: Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố ở tôm? (1điểm)
____________________________________
PHÒNG GD& ĐT QUẬN SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC 2008-2009 
 ______________________ __________________
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC - Lớp 7
Câu 1: Kể tên một số đại diện giun tròn kí sinh ở người, tác hại? Nêu cách phòng chống đối với từng loại giun? (3 điểm)
Tên đại diện
Tác hại
Cách phòng chống
Giun đũa
(0,25 đ)
- Kí sinh ở ruột non, lấy chất dinh dưỡng của người, sinh ra độc tố và gây ra tắc ruột, tắc ống mật (0,25 đ)
- Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể
- Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh (0,25 đ)
Giun kim
(0,25 đ)
- Kí sinh ở ruột già, gây ngứa ngáy hậu môn vào ban đêm (0,25 đ)
- Giữ vệ sinh ăn uống
- Không mút tay (0,25 đ)
Giun móc câu
(0,25 đ)
- Kí sinh ở tá tràng, làm người bệnh xanh xao, vàng vọt (0,25 đ)
- Không đi chân đất
- Giữ vệ sinh thân thể (0,25 đ)
Giun chỉ
(0,25 đ)
- Kí sinh ở mạch bạch huyết, gây ra các bệnh tay voi, chân voi, vú voi(0,25 đ)
- Vệ sinh môi trường, không để bị muỗi đốt
- Vệ sinh thân thể (0,25 đ)
	(Học sinh trình bày cách phòng chống đối với từng đại diện nếu không đầy đủ như đáp án vẫn có thể xem xét lấy điểm cho các em)
Câu 2: Trình bày các bước mổ giun đất? (2 điểm)
Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
Bước 3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
	(học sinh trình bày đủ 4 bước, mỗi bước được 0,5 đ)
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt? (2 điểm)
Cơ thể phân đốt. Có thể xoang.
Ống tiêu hoá phân hoá, bắt đầu có hệ tuần hoàn.
Di chuyển nhờ chi bên và tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
Hô hấp qua da hay mang.
(học sinh trình bày đủ 4 ý, mỗi ý được 0,5 đ)
Câu 4: Trình bày cấu tạo hệ tiêu hoá và hệ hô hấp của châu chấu? Hô hấp của châu chấu khác ở tôm như thế nào?
 Trình bày cấu tạo hệ tiêu hoá và hệ hô hấp của châu chấu:
-Hệ tiêu hoá: Có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đỗ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.
-Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng. phân nhánh chằng chịt, đem oxi đến các tế bào.
(học sinh trình bày đúng mỗi hệ cơ quan được 0,5 đ)
Hô hấp của châu chấu khác ở tôm như thế nào?
Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí khác hẵn với tôm sông hô hấp bằng mang (1đ)
Câu 5: Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố ở tôm? (1 đ)
Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường giúp chúng tránh được sự phát hiện của kẻ thù. 
_____________________________

File đính kèm:

  • docDe kiem tra ky I.doc