Kiểm tra học kì I – năm học 2008 – 2009 Môn: Văn Khối 10 Cơ Bản

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I – năm học 2008 – 2009 Môn: Văn Khối 10 Cơ Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học 2008 – 2009
Môn: VĂN Khối 10 cơ bản
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1: (2 điểm )
 a. Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
 	b.Tìm và phân tích phép tu từ có trong 2 câu sau:
1.Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất.
 ( Chế Lan Viên)
2.Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 ( Nguyễn Du)
Câu 2: ( 3 điểm )
a. Nêu những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.	 b. Hãy chép lại bài thơ “Nhàn” và nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Câu 3: ( 5 điểm )
 Cảm nhận của anh ( chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.

...........................................................................................................................
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học 2008 – 2009
Môn: VĂN Khối 10 cơ bản
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1: (2 điểm )
 a. Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
 	b.Tìm và phân tích phép tu từ có trong 2 câu sau:
1.Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất.
 ( Chế Lan Viên)
2.Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 ( Nguyễn Du)
Câu 2: ( 3 điểm )
a. Nêu những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.	 b. Hãy chép lại bài thơ “Nhàn” và nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Câu 3: ( 5 điểm )
 Cảm nhận của anh ( chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”
 
ĐÁP ÁN MÔN VĂN 1O
.
Câu 1: (2 điểm )
 a. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Tính cụ thể,
tính cảm xúc, tính cá thể.(0,5 điểm)
b. Phép tu từ được sử dụng trong 2 câu trên là :
 1. Phép ẩn dụ (0,75 điểm)
 + Phù du: Sự trôi nổi, phù phiếm, không có gía trị. Đó chính là chặng đường thơ trước cách mạng của Chế Lan Viên.
 + Phù sa: Sự màu mỡ, có giá trị. Ẩn dụ diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của Chế Lan Viên.
 2. Phép hoán dụ (0,75 điểm)
 Đầu xanh, má hồng : Người trẻ tuổi, người phụ nữ. Đây là cách nói nhằm thay thế cho nhân vật Thúy Kiều.
Câu 2: ( 3 điểm )
 a. Nêu được những nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1.5 đ)
	- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), quê: Vĩnh Lại - Hải Dương
 - Là người có trình độ học vấn uyên thâm → được gọi là Trạng Trình.
	- Đỗ Trạng nguyên, làm quan dưới triều Mạc
- Trong thời gian làm quan ông dâng sớ xin chém 18 vị lộng thần nhưng
nhà vua không nghe nên cáo quan về ở ẩn, đặt tên hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
	- Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại hơn 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm.
	- Tác phẩm: Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi, Trình quốc công sấm kí...
	b. Giải thích nghĩa của nhan đề bài thơ ( 1.5 đ )
	- Bài thơ nằm trong chủ đề Nhàn - một chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
	- "Nhàn" nói lên tư tưởng an nhàn, thư thái, gần gũi với cuộc sống yên tĩnh, thuần hậu, chất phác, dân dã..
	- Với Nguyễn Bỉnh Khiêm "Nhàn" thể hiện cốt cách tao nhã, một triết lí sống, một thái độ sống, một cách sống xa rời danh lợi để sống một cuộc sống đạm bạc, giản dị, thanh thản, thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên.
Câu 3: ( 5 điểm )
Bài làm cần đáp ứng được những ý chính sau:
* KIẾN THỨC:
 1.Mở bài: Giới thiệu sơ lược bài “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.
 2.Thân bài:
 - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ rộng mở đón nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu, đầy sức sống.( dẫn chứng từ bài thơ)
 - Trong bất cứ hoàn cảnh nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm ưu ái đối với dân, với nước: Nhà thơ vui trước cảnh vật nhưng trước hết vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước; từ niềm vui đó dấy lên một ước muốn cao đẹp mong có tiếng đàn của vua Thuấn ngày xưa vang lên để ca ngợi cảnh “ dân giàu đủ khắp đòi phương”.
 3.Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi biểu hiện qua bài thơ.
* Yêu cầu:
- Các nội dung trên cần được làm sáng tỏ qua việc phân tích những hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, trình bày bằng cảm xúc chân thật qua bài viết.
- Tư duy mạch lạc, khoa học, đánh giá, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo.
 * BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4-5: Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, đáp ứng những yêu cầu trên.
- Điểm 3 – 4: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả ( dưới 10 lỗi)
- Điểm 2- 2,5: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, cách lập luận chưa sâu sắc, mắc từ 15 đến 20 lỗi chính tả.
- Điểm 0– 1: Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, năng lực diễn đạt, hình thức trình bày bài văn quá kém.















File đính kèm:

  • docDe van HKIL10 080901.doc