Kiểm tra học kì I - Năm học 2009-2010 môn : ngữ văn - lớp 11 Số 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I - Năm học 2009-2010 môn : ngữ văn - lớp 11 Số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) -----*****----- I. PHẦN CHUNG : (5 điểm) Câu 1 ( 2 điểm ) : Nêu những nét chính về hai bộ phận của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 2 ( 1 điểm ) : Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Câu 3 ( 2 điểm ) : Những từ “miệng” được sử dụng với nghĩa như thế nào trong câu ca dao sau: Bưng được miệng(1) chỉnh, miệng(2) vò Nào ai bưng được miệng(3) o, miệng(4) dì. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu II.1 hoặc II.2).Câu I.1. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm). Anh (Chị) hãy nêu cảm nhận của mình về hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu I.2. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm). Anh (Chị) hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. ………………………………………………………………………………………………………. KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) -----*****----- I. PHẦN CHUNG : (5 điểm) Câu 1 ( 2 điểm ) : Nêu những nét chính về hai bộ phận của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 2 ( 1 điểm ) : Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Câu 3 ( 2 điểm ) : Những từ “miệng” được sử dụng với nghĩa như thế nào trong câu ca dao sau: Bưng được miệng(1) chỉnh, miệng(2) vò Nào ai bưng được miệng(3) o, miệng(4) dì. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu II.1 hoặc II.2).Câu I.1. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm). Anh (Chị) hãy nêu cảm nhận của mình về hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu I.2. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm). Anh (Chị) hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 11 -----*****----- I. PHẦN CHUNG : (5 điểm) Câu 1 ( 2 điểm ) : Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 gồm hai bộ phận: a.Bộ phận văn học công khai: ( 1 điểm ) gồm hai xu hướng chính: a1.Văn học lãng mạn: (0,5 điểm) -Nội dung: Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái Tôi trữ tình đầy cảm xúc: ca ngợi sự tự do về tư tưởng, tình cảm, tình yêu...đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. -Tác giả tiêu biểu: nhóm Tự lực văn đoàn, các nhà thơ mới, truyện ngắn trữ tình của Thạch lam, Thanh Tịnh, Hồ Zếnh, tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân,… -Văn học lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân,…Tuy nhiên nó ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị của đất nước, đôi khi đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan. a.2. Văn học hiện thực : (0,5 điểm) - Nội dung: Tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Phản ánh hiện thực vốn có bằng phép điển hình hoá. - Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,… - VH hiện thực đề cập đến hiện thực xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. b. Bộ phận văn học không công khai.( 1 điểm ) -Đội ngũ sáng tác : Những chiến sĩ CM, nhà yêu nước có xu hướng chính trị khác... (0,2 điểm) -Quan điểm sáng tác : Dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống giặc, thức tỉnh động viên nhiệt tình cách mạng của nhân dân….(0,2 điểm) Nội dung : Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, căm thù giặc sâu sắc, lên án chủ nghĩa thực dân và bọn phong kiến tay sai, kêu gọi tư tưởng yêu nước, chống Pháp đô hộ, tuyên truyền lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội,…(0,2 điểm) - Tác giả tiêu biểu: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Tố Hữu,…(0,2 điểm) =>Các bộ phận, các xu hướng này vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.(0,2 điểm) *Ghi chú: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào ý cơ bản để cho các biểu điểm. Câu 2 ( 1 điểm ) : Những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao. - Luôn hướng về thế giới nội tâm của con người, có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí. (0,5 điểm) -Viết những cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tính triết lí sâu sắc và giọng văn đặc sắc.(0,5 điểm) *Ghi chú: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào ý cơ bản để cho các biểu điểm. Câu 3 ( 2 điểm ) : - “Miệng o”, “miệng dì”: “Miệng” ở đây có nghiã là bộ phận trên mặt người dùng để ăn uống, nói…( 1 điểm ) -“Miệng chỉnh”, “Miệng vò”: “Miệng” ở đây có nghiã là phần trên cùng của vật có chiều sâu, chỗ mở ra thông với bên ngoài.( 1 điểm ) II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Câu II.1. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm). a.Yêu cầu về kỹ năng: -Bài viết đủ 3 phần ( MB-TB-KB) -Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học -Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp. -Hạn chế tối đa lỗi diễn đạt như chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết và bài làm rõ ràng, sạch sẽ. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, học sinh biết phát hiện, cảm nhận, phân tích cái hay, cái đẹp của hình tượng Huấn Cao: b.1.Về nội dung: *Huấn Cao là một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách kiên cường bất khuất. Biểu hiện cụ thể: -Tài hoa ( tài hoa của người nghệ sĩ ): viết chữ đẹp được xem là báu vật trên đời, có tài bẻ khoá, văn võ song toàn... -Khí phách kiên cường bất khuất: ( phẩm chất anh hùng ) + Thái độ đường hoàng, bình thản lúc nhập tù trước sự sĩ nhục của bọn lính. + Nặng lời, khinh bạc viên quản ngục, không sợ cường quyền + Điềm nhiên, ung dung, thư thái trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. + Đêm trước ngày ra pháp trường vẫn ung dung cho chữ và khuyên bảo VQN những lời chí tình, sâu sắc... -Có tâm trong sáng: (Thiên lương) + Ý thức về giá trị của nghệ thuật : trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế, lời khuyên đối với viên quản ngục. + Thái độ, lời nói cảm phục trước tấm lòng của viên quản ngục... - Ba vẻ đẹp hội tụ trong cảnh cho chữ: Cảnh tượmg xưa nay chưa từng có... Huấn Cao hiện thân cho cái đẹp chân chính với sức mạnh phi thường nâng đỡ cái thiện chiến thắng ngay trong chốn ngục tù xấu xa, tàn bạo. * Nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp: Cái đẹp chiến thắng cái xấu, cái ác.Cái đẹp, cái thiện có thể sản sinh từ cái xấu, cái ác nhưng không thể tồn tại cùng cái xấu, cái ác. Khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước của nhà văn. b.2.Về nghệ thuật: - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, khắc hoạ tính cách nhân vật đặc sắc, tạo không khí cổ kính, trang trọng, sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình… Câu II.2. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm). a.Yêu cầu về kỹ năng: -Bài viết đủ 3 phần ( MB-TB-KB) -Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học -Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp. -Hạn chế tối đa lỗi diễn đạt như chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết và bài làm rõ ràng, sạch sẽ. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, học sinh biết phát hiện, cảm nhận, phân tích của hình tượng Chí Phèo: b.1:Về nội dung: - Cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo: Biểu hiện cụ thể: + Trước khi đi ở tù Chí Phèo là một người nông dân hiền lành, lương thiện( sống bằng sức lao động của chính mình- làm canh điền cho Bá Kiến, từng có một ước mơ giản dị “ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…” và quan trọng hơn là anh có lòng tự trọng- bị bà Ba gọi bóp chân Chí Phèo thấy nhục…). + Sau khi đi ở tù về Chí Phèo tha hóa trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Sống không có ý thức, bị tha hoá về nhân cách, trở thành một kẻ lưu manh ( bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính: say bất tận, chuyên rạch mặt ăn vạ, đâm thuê, chém mướn...). + Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, có ý thức về hành động của mình, tha thiết trở về cuộc sống lương thiện. Khi gặp Thị Nở, nhờ tình yêu, tình người, nhờ “bát cháo hành thám đẫm lòng nhân đạo”của Thị Nở, Chí Phèo thực sự thức tỉnh( cảm thấy bâng khuâng mơ hồ buồn, cảm nhận được âm thanh yên bình của cuộc sống nhà quê, có sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, muốn được làm người lương thiện). +Cái chết của Chí Phèo : Bi kịch bị khước từ quyền làm người, bi bịch của một con người khi ý thức về nhân phẩm và cuộc sống bế tắc tuyệt vọng, không lối thoát. Thị Nở từ chối tình yêu sau khi hỏi ý kiến của bà cô, bà cô không chấp nhận cũng chính là định kiến thời đó không chấp nhận Chí Phèo. Chí Phèo hoàn toàn bế tắc và uống rượu, sau đó xách dao đến nhà Bá Kiến để nói những câu nói dăy dứt rất người “Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện…Biết không?”, cuối cùng giết Bá Kiến và giết luôn chính mình. - Thông qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh, bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, tin tưởng vào bản chất lương thiện của con người . -Nhà văn lên án giai cấp thống trị thực dân phong kiến vô nhân đạo, tàn bạo đã làm tha hoá con người và đã đẩy họ đến bước đường cùng, tước mất quyền sống, quyền làm người. -Đánh giá : Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. b.2. Về nghệ thuật: Xây dựng thành công nhân vật điển hình, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ đặc sắc. II.3. Biểu điểm: -Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 3: Trình bày được một nửa số ý các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, đặt câu. -Điểm 1: Trình bày thiếu nhiều ý hoặc sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. -Điểm 0: Lạc đề *Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào ý cơ bản để cho các biểu điểm. Giáo viên phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh có cảm nhận mới, sáng tạo phù hợp.
File đính kèm:
- De thi HK I Van11 so 1.doc