Kiểm tra học kì I – Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh 7 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I – Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh 7 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc
Họ và tên:.
Lớp: 7/ 
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học 2009-2010
Môn: Sinh 7
Thời gian: 45 phút ( KKTGGĐ)
(ĐỀ 1)
A. Trắc nghiệm: (6đ)
I. Khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1. Con đường truyền dịch bệnh của trùng kiết lị là
a. Đường máu	b. Đường tiêu hoá
c. Đường hô hấp	d. Cả 3 đường trên
Câu 2. Cơ thể hình dù là đặc điểm cấu tạo của
a. Hải quỳ	b. San hô
c. Sứa	d. Thuỷ tức
Câu 3. Bên ngoài cơ thể Giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất
a. Đá vôi	b. Kitin
	c. Cuticun	d. Dịch nhờn
Câu 4. Trai di chuyển bằng
	a. Vây bơi	b. Chân trai là phần lồi của cơ thể
	c. Sự khép mở vỏ trai	d. Các dây chằng
Câu 5. Cơ thể nhện được chia làm hai phần
	a. Đầu ngực và bụng	b. Đầu và bụng
	c. Đầu và ngực	d. Đầu và thân
II. Chọn cụm từ “tiêu giảm, ấu trùng, cơ thể dẹp” điền vào chổ trống ()
Sán lá gan có.đối xứng hai bên và ruột phân nhánh, sống trong nội tạng trâu bò nên mắt va lông bơi .. giác bám, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục phát triển.
III. Hãy sắp xếp tên các phần phụ tương ứng với chức năng bằng cách ghép số (1,2,3) với chữ ( a,b,c.) sao cho phù hợp
Tên các phần phụ
Chức năng
Trả lời
1. Tấm lái
a. Định hướng và phát hiện mồi
1 - ..
2. Chân bụng(chân bơi)
b. Giữ và xử lý mồi
2 - ..
3. Mắt kép, hai đôi râu
c. Bắt mồi và bò
3 - ..
4. Chân kìm,chân bò
d. Bơi giữ thăng bằng và ôm trứng
4 - ..
5. Chân hàm
e. Lái và giúp tôm nhảy
5 - ..
B. Tự luận: (4 đ)
Câu 1. Trình bày đặt điểm chung của ngành Giun đốt ? Vai trò thực tiễn của Giun đốt thường gặp ở địa phương em?
Câu 2. Trong các đặc điểm của chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của chân khớp?
ĐÁP ÁN SINH 7 (ĐỀ 1)
A. Trắc nghiệm: (6 đ)
I. Mỗi câu khoanh đúng 0.5 đ
	1. b	2 .c	3. c	4. c	5.a
II. Mỗi chỗ điền đúng 0.5 đ
	. cơ thể dẹp, . tiêu giảm
III. Mỗi câu ghép đúng 0.5 đ
	1- e	2- d	3- a	4-c	5- b
B. Tự luận: (4đ)
Câu 1. (3 đ)
* Đặc điểm chung:
	- Cơ thể phân đốt có thể xoang.
	- Ống tiêu hoá phân hoá bắt đầu có hệ tuần hoàn.
	- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
	- Hô hấp qua da hay bằng mang.
* Vai trò:
	- Làm cho đất thoáng khí màu mỡ (Giun đất, ).
	- Làm thức ăn cho người (rươi) và động vật (Giun đất, giun đỏ, ).
	- Tuy nhiên có một số loài như đĩa, vắt là vật kí sinh gây hại.
Câu 2. (1 đ)
	Những đặc điểm cấu tạo giúp chân khớp phân bố rộng rãi
- Vỏ Kitin chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.
- Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.
Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc
Họ và tên:.
Lớp: 7/ .
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học 2009-2010
Môn: Sinh 7
Thời gian: 45 phút ( KKTGGĐ)
(ĐỀ 2)
A. Trắc nghiệm: (6 đ)
I. Khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1. Ruột của thuỷ tức thuộc dạng:
	a. Ruột thẳng	b. Ruột ống
	c. Ruột túi	d. Ruột xoắn
Câu 2. Loài sâu bọ gây hại cho cây lúa là:
	a. Rầy nâu	b. Mối
	c. Muỗi	d. Ve sầu
Câu 3. Ở miệng châu chấu có dịch tiêu hoá chứa enzim được tiết ra từ:
	a. Tuyến nước bọt	b. Ruột tịt
	c. Ruột tiết	d. Trực tràng
Câu 4. Con đường truyền dịch bệnh của trùng kiết lị là
a. Đường máu	b. Đường tiêu hoá
c. Đướng hô hấp	d. Cả 3 đường trên
Câu 5. Bên ngoài cơ thể Giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất
a. Đá vôi	b. Kitin
	c. Cuticun	d. Dịch nhờn
Câu 6. Trai di chuyển bằng
	a. Vây bơi	b. Chân trai là phần lồi của cơ thể
	c. Sự khép mở vỏ trai	d. Các dây chằng
II. Hãy ghép các chữ (a, b, c, ) vào cột (1, 2, 3, ) để xác định chức năng của các bộ phận tương ứng của nhện.
Các bộ phận
Chức năng
Trả lời
1. Đôi kìm có tuyến độc
a. Hô hấp
2. Chân xúc giác
b. Sinh sản
3. Chân bò
c. Cảm giác xúc giác và khứu giác
4. Khe hở
d. Tiết ra tơ
5. Lỗ sinh dục
e. Bắt mồi và tự vệ
6. Núm tuyến tơ
f. Di chuyển và chăng lưới
B. Tự luận: (4 đ)
Câu 1. Trình bày đặt điểm chung của ngành Giun đốt? Vai trò thực tiễn của Giun đốt thường gặp ở địa phương em?
Câu 2. Ý nghĩa của lớp vỏ Kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm?
ĐÁP ÁN SINH 7 (ĐỀ 2)
A. Trắc nghiệm: (6đ)
I. Mỗi câu khoanh đúng 0.5 đ
	1. c	2 .a	3. a	4. b	5.c	6. c
II. Mỗi câu ghép đúng 0.5 đ
	1- e	2- c	3- f	4- a 	5- b 	6- d
B. Tự luận: (4đ)
Câu 1. (3 đ)
* Đặc điểm chung:
	- Cơ thể phân đốt có thể xoang.
	- Ống tiêu hoá phân hoá bắt đầu có hệ tuần hoàn.
	- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
	- Hô hấp qua gia hay bằng mang.
* Vai trò:
	- Làm cho đất thoáng khí màu mỡ (Giun đất, ).
	- Làm thức ăn cho người (rươi) và động vật (Giun đất, giun đỏ, ).
	- Tuy nhiên có một số loài như đĩa, vắt là vật kí sinh gây hại.
Câu 2. (1 đ)	
	-Vỏ kitin giàu can xi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong.
	-Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẫn tránh kẻ thù.

File đính kèm:

  • docDe thi sinh 7.doc