Kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: giáo dục công dân, lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: giáo dục công dân, lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: GDCD, Lớp 7 Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Số phách Giám khảo 2 II-PHẦN TỰ LUẬN: (8 đ) – Thời gian làm bài 35 phút Câu 1: (3đ) Thế nào là tự tin? Em hãy nêu ý nghĩa, sự cần thiết mà mỗi người cần phải có tính tự tin? Để có được đức tính tự tin các em cần phải làm gì? Câu 2: (2đ) Em hãy kể những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? Câu 3: (3đ) Có ý kiến cho rằng: “Trong thời đại hiện nay không cần sự giản dị. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên. Vì sao? BÀI LÀM I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II-PHẦN TỰ LUẬN: Đề chính thức KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: GDCD, Lớp 6 I-PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 d)-Thời gian làm bài 10 phút Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vaò tờ giấy làm bài Câu 1: (0,25đ) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về sống giản dị: A. Chỉ vì khó khăn nên người ta mới sống giản dị. B. Sự giản dị làm mất đi vẻ đẹp của con người. C. Giản dị là sự qua loa, đại khái. D. Giản dị là cái đẹp, chân thực. Câu 2: (0,25đ) Hành vi nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? A. Không nhận khuyết điểm. B. Không giữ lời hứa. C. Không hoàn thành nhiệm vụ. D. Không nói dối. Câu 3: (0,25đ) Câu tục ngữ nào nói về tính kỉ luật. A. Ăn chắc mặc bền B. Ăn cần ở kiệm C. Ăn có chừng, chơi có độ. D. Ăn xem nồi, ngồi trông hướng. Câu 4: (0,25đ) Điều nào trong 3 điều sau là bất hạnh lớn nhất của mỗi gia đình: A. Cái chết B. Con cái hư hỏng C. Sự già nua D. Cả 3 câu trên. Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện nếp sống thiếu văn hóa: A. Hà xin phép nghỉ học để chăm sóc em đang ốm. B. An đưa cụ già sang đường. C. Tâm mở nhạc vừa đủ nghe vào buổi tối. D. Tân thường chế giễu người tàn tật. Câu 6: Để rèn luyện tính khoan dung ta phải làm gì? A. Luôn sống nghiêm khắc và có định kiến. B. Luôn sống cởi mở, gần gũi với mọi người. C. Luôn sống hẹp hòi, ích kỉ. D. Luôn sống lặng lẽ, khép kín. Câu 7: Câu nào sau đây thể hiện truyền thống đoàn kết chống thiên tai, lũ lụt của ông cha ta: A. Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh B. Truyện Thánh Gióng C. Truyện Bó đũa D. Cả 3 câu trên sai. Câu 8: Để bảo vệ chân lý lẽ phải, làm cho xã hội bình yên và phát triển thì mọi người phải sống thế nào? A. Giản dị B. Trung thực C. Đoàn kết tương trợ D. Yêu thương con người. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề kiểm tra HK I Năm học 2010 – 2011 Môn: GDCD ,Lớp 6 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả D D C D D B D C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 d) Câu 1: (3đ) Có 3 yêu cầu: * Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. (1đ) * Ý nghĩa của tính tự tin: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ (1đ) * Rèn luyện tính tự tin bằng cách: (1đ, mỗi ý đúng được 0,25đ) - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta sẽ được củng cố và nâng cao. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. Câu 2: (2đ) Có 2 yêu cầu: * Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia (1đ) - Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà… - Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em. - Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt. - Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm… * Học sinh nêu được dự kiến để góp phần xây dựng gia đình văn hóa như: em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình mình. (1đ) Câu 3: (3đ) Có 2 yêu cầu: * Em không đồng tình với ý kiến trên (0,5đ) * Giải thích (2,5đ): - Học sinh trình theo cách của mình nhưng đảm bảo nêu được: Trong mọi thời đại, kể cả thời đại ngày nay vẫn cần sự giản dị. Giản dị rất đáng quý và cần thiết, nó không mâu thuẫn với việc con người ngày càng có nhu cầu và điều kiện để làm đẹp cho bản thân. Sự giản dị thể hiện: - Nói năng, bày tỏ thái độ chân thành, dễ hiểu, không diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy; - Tác phong gọn gàng, tự nhiên, không cầu kỳ, kiểu cách, không phô trương về hình thức; - Biết hướng vào cái đẹp chân thực, đúng mực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh.
File đính kèm:
- CD7.doc