Kiểm tra học kì I năm học: 2010-2011 môn: ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học: 2010-2011 môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT HOÀI NHƠN
TRƯỜNGTHCS……………… 
Họ và tên:……………………….
Lớp :…………

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2010-2011
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
( Không kể thời gian phát đề)
GT1
GT2
Mã phách





"
 Điểm
Chữ kí giám khảo
Mã phách 




Bằng số:
Bằng chữ:
Giám khảo1:
Giám khảo2:

( Học sinh làm bài ngay vào giấy kiểm tra này)
I/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm)
 	Hãy đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu có đáp án mà em cho là đúng nhất? 
1- Nội dung trong bố cục "Truyện Kiều" đã diễn ra theo trình tự nào?
A. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ 
B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước.
D. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc.
2- Hai câu thơ “ Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” miêu tả ngoại hình của nhân vật nào?
A. Thúy Vân	 B.Thúy Kiều 	C. Mã Giám Sinh	D. Kim Trọng
3-Ngoại hình của nhân vật trong hai câu thơ trên được tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
A. Tả thực	 B. Trữ tình	 C. Lãng mạn	D. Ước lệ.
4- Cảm hứng chủ đạo ở bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là gì ?
Cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ.
Cảm hứng về thiên nhiên và lao động.
Cảm hứng về lao động, lãng mạn.
Cảm hứng về lao động xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ, lãng mạn.
5- Yêu cầu: “Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ” thuộc về phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.	B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức.	D. Phương châm quan hệ.
6- Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
	 A. Đầu bạc răng long	B. Đầu súng trăng treo
	 C. Đầu non cuối bể	D. Đầu sóng ngọn gió
7- Bài thơ "Ánh trăng" của nguyễn Duy có ý nghĩa gì?
 A. Gợi nhắc người đọc tinh thần "thương người như thể thương thân".
 B. Cảm xúc mạnh mẽ của tác giả trước vầng trăng.
 C. Gợi nhắc người đọc thái độ"uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
 D. Sự hồi tưởng của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.
8- Trong các từ láy sau, từ nào có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc?
 A. Trăng trắng. B. Sạch sành sanh C. Sát sàn sạt.	 D. Nhấp nhô.
9- Các tác phẩm sau, tác phẩm nào viết về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
 A. Lặng lẽ Sa pa- Nguyễn Thành Long. B. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
 C. Làng – Kim Lân. D. Cố hương – Lỗ Tấn.
10- Đặc điểm nào dưới đây là của thuật ngữ?
 A. Giàu sắc thái biểu cảm. B. Được dùng để chỉ nhiều khái niệm.
 C. Thường mang nhiều nét nghĩa. D. Không có tính biểu cảm. 
11- Nhận xét :“Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút ” nói về tác giả nào ? 
 A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Phạm Đình Hổ

chân dung nhân vật nào?
A. Bác họa sĩ già. B. Anh thanh niên. C. Bác lái xe. D. Cô kĩ sư trẻ.






"
12- Nhân vật nào là nhân vật trữ tình của bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt?
A. Nhân vật người cháu. B. Nhân vật người bà. C. Nhân vật người bố. D. Nhân vật người mẹ.

II/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Hãy ghi lại cho đúng khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy? 
Câu 2: (1.0 điểm)
 Thế nào là dẫn trực tiếp? Thế nào là dẫn gián tiếp? 
Câu 3: (5.0 điểm)
 Hãy thay lời ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân kể lại việc ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?


 

 























ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
I/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm)
HS trả lời bằng cách khoanh tròn vào các câu trả lời sau: ( Mỗi câu có đáp án đúng 0.25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
D
D
C
A
C
A
C
D
C
A
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
II/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: HS ghi lại đúng chính xác khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: (1.0 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Sai một từ trừ 0.25 điểm; sai quá 3 từ không chấm điểm)
Câu 2: (1.0 điểm) HS tình bày đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. (0.5 điểm)
- Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. (0.5 điểm)
Câu 3: (5.0 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Biết xây dựng câu chuyện, xây dựng tình huống có ý nghĩa.
- Vận dụng những kĩ năng của văn kể chuyện:
+ Chọn lọc, sắp xếp các sự việc diễn ra cho hợp lí.
+ Phát huy sự linh hoạt trong diễn đạt: đan xen giữa lời văn kể, tả và biểu cảm.
+ Bố cục đầy đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.
+ Chú ý lỗi: dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
- Biết xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất “tôi” hoặc đan xen ngôi kể cho hợp với câu chuyện.
- Biết kết hợp giữa tự sự với các yếu tố khác: miêu tả, miêu tả nội tâm, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận. (Yếu tố nghị luận phải bám sát nội dung về ý của phần: Đọc-hiểu văn bản.)
* Yêu cầu cụ thể:
- Xây dựng câu chuyện hướng đến nội dung của đề. Nhập vai nhân vật chính là ông Hai trong tác phẩm Làng.
- Nhập vai vào nhân vật này để làm rõ tình yêu làng gắn với tình yêu quê hương, đất nước của ông Hai.
- Cụ thể:
+ Nhân vật tự giới thiệu khái quát về tên, hoàn cảnh tản cư và sự việc chính: Nghe tin làng mình theo giặc.
+ Tuy tản cư nhưng tình yêu của tôi luôn hướng về làng Chợ Dầu, hết mực yêu làng mình.
+ Tôi thường đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức về làng mình.
+ Kể lại chi tiết tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe tin làng mình theo giặc. (kết hợp nghị luận, biểu cảm, miêu tả nội tâm):
. Tôi rơi vào trạng thái bẽ bàng, đau đớn: “Cổ tôi nghẹn ắng lại, mặt tôi tê rân rân…”, “Tôi lặng đi, tưởng như đến không thở được”…
. Tôi xấu hổ vì trước đây đi đâu cũng khoe về làng tôi. Tôi tủi thân.
+ Khi về nhà, tôi rất đau lòng, kiểm điểm lại từng người, xem xét cái tin dữ kia…
+ Ba bốn ngày hôm sau tôi không dám ra khỏi nhà, tôi đấu tranh tư tưởng: nên ở lại nơi tản cư hay về làng…Tôi tâm sự, chia sẻ với con cho vơi bớt nỗi buồn…
+ Sự xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh tôi khiến tôi lúc nào cũng lo lắng (chột dạ, nơm nớp, lủi ra góc nhà, nin thít…). Từ chỗ yêu làng tôi đã thù làng: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…”.
+ Tôi vô cùng đau khổ về cái tin dữ ấy – tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Trong trái tim tôi tình yêu làng gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

	

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA VAN 9 1 TIET.doc
Đề thi liên quan