Kiểm tra học kì I năm học: 2010 - 2011 môn: Sinh học khối lớp 7

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học: 2010 - 2011 môn: Sinh học khối lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ BẾN TRE 	KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THCS Vĩnh Phúc	Năm học: 2010-2011
Tổ: Sinh-Công nghệ	MÔN: SINH HỌC -Lớp 7
	Thời gian: 60 phút
	Đề 1
A/ Mục Tiêu: 
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương 1
Câu 2,3
(0,5 đ)
Câu 1
(0,25 đ)
3 câu
(0,75 đ)
Chương 2
Câu 8
(0,5 đ)
Câu 4
(0,25 đ)
Câu 2
(1,5 đ)
3 câu
(2 đ)
Chương 3
Câu 7
(0,25 đ)
Câu 5
(0,25 đ)
Câu 3
(1,5 đ)
Câu 6
(0,25 đ)
4 câu
(2,25 đ)
Chương 4
Câu 9
(0,25 đ)
Câu 1
(1,25 đ)
Câu 4
(1 đ)
3 câu
(2,25 đ)
Chương 5
Câu 10
(0,25 đ)
Câu 1
(2 đ)
Câu 11
(0,25 đ)
3 câu
(2,5 đ)
Tổng
6 câu
(1,5 đ)
1 câu
(2 đ)
4 câu
(2 đ)
2 câu
(2,5 đ)
2 câu
(0,5 đ)
1 câu
(1,5 đ)
16 câu
(10 đ)
B/nội dung đề: 
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
1/Lựa chọn và ghép thông tin ở cột (B) cho phù hợp với thông tin ở cột (A) 
Đại diện thân mềm (A)
Đặc điểm (B)
1/Trai
2/Sò
3/Ốc sên
4/Ốc vặn
5/Mực
A/Sống ở biển, bơi nhanh, vỏ tiêu giảm.
B/Sống ở nước ngọt, bò chậm chạp, vỏ xoắn ốc.
C/Sống vùi lấp, ở biển, có hai mảnh vỏ.
D/Sống ở cạn, bò chậm chạp, vỏ xoắn ốc.
E/Sống vùi lấp, ở nước ngọt, hai mảnh vỏ.
F/Sống ở cạn, bơi nhanh, vỏ xoắn ốc.
G/Sống ở nước ngọt, bơi giật lùi, vỏ giáp cứng.
2/Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1: Các động vật nguyên sinh sống tự do là:
A/Trùng giày, trùng kiết lị, trùng biến hình	 C/Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng biến hình.
B/Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng giày	 D/Trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình
Câu 2: Động vật nguyên sinh nào sau đây có hai hình thức sinh sản?
A/Trùng giày	C/Trùng sốt rét
B/Trùng biến hình	D/Trùng roi xanh
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây có ở trùng biến hình?
A/Có roi	C/Có lông bơi
B/Có chân giả	D/Bộ phận di chuyển tiêu giảm. 
Câu 4: Trong ngành Ruột khoang, loài nào có năng suất sinh học cao và màu sắc phong phú:
A/San hô 	C/Sứa
B/Thủy tức	D/Hải quỳ
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG có ở sán lá gan và sán dây?
A/Giác bám phát triển.	C/Mắt, lông bơi phát triển.
B/Cơ thể dẹo, đối xứng 2 bên.	D/Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
Câu 6: Khi mổ giun sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có khoảng trống chứa dịch đó là:
A/Dịch ruột	C/Dịch thể xoang
B/Thể xoang	D/Máu của giun
Câu 7: Nơi kí sinh của giun kim là:
A/Ruột non	C/Ruột thẳng
B/Ruột già	D/Tá tràng
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG có ở thủy tức?
A/Hình trụ	C/Đối xứng tỏa tròn.
B/Miệng phía dưới.	D/Di chuyển bằng tua miệng.
Câu 9: Trai lấy thức ăn kiểu di động, thức ăn đến khoang áo rồi đến lỗ miệng nhờ hoạt động của:
A/Ống hút	C/Lỗ miệng
B/Hai đôi tấm miệng	D/Cơ khép vỏ trước và sau.
Câu 10: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng là chức năng của phần phụ nào của tôm sông?
A/Các chân hàm	C/Các chân bụng
B/Các chân ngực.	D/Tấm lái.
Câu 11: Đặc điểm nào của tôm phân biệt với nhện?
A.Cơ thể gồm đầu ngực và bụng	C/Có 5 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng
B/Chân có nhiều đốt khớp bụng	D/Phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
II.TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp (2 điểm)
Câu 2: Nêu các sản phẩm có ích ở nước ta có nguồn gốc từ ngành Ruột khoang (1,5 điểm)
Câu 3: Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật và gây hậu quả như thế nào cho con người? vì sao phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun? (1,5 điểm)
Câu 4: Vì sao mực lại xếp chung ngành với ốc sên? (1 điểm).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm)
Câu 1,25 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm. 
Câu 
1
2
3
4
5
Đúng
E
C
D
B
A
Câu 2 đến câu 11: mỗi câu 0,25 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đúng
D
A
B
A
C
B
B
B
B
C
C
II -TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (2 đ)	-Bộ xương ngoài bằng Kitin nâng đỡ, che chở.
	-Có chân phân đốt, khớp động.
	-Qua lột xác mà tăng trưởng.
Câu 2: (1,5 đ)	-Sản phẩm ở phần vai trò của ngành Ruột khoang.
Câu 3: (1,5 đ)	-Nhờ đặc điểm cấu tạo cơ thể là đầu thuôn nhọn, cơ dọc phát triển->chui rúc.
	-Gây hậu quả tắc ruột, tắc ống mật.
	*Vì trứng giun có trong thức ăn sống hay bám vào tay.
Câu 4: (1 đ)	Mực xếp chung ngành với ốc sên.
-Thân mềm, không phân đốt.
-Có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa.
-Cơ quan di chuyển thường đơn giản. 

File đính kèm:

  • docDe tham khao 1HK I.doc