Kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: Sinh học lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hùng Vương KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Chữ kí GT
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
Lớp: 7/ . . . 
 Năm học 2010 -2011 
 Môn: SINH HỌC Lớp 7 
 Thời gian: 45 phút ( không kể phát đề ) 
 Học sinh làm trên đề thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:
Câu 1 : Tế bào có hình sao, có gai nhọn liên kết nhau tạo thành mạng lưới là loại tế bào nào của thủy tức? 
A. Tế bào gai. B. Tế bào thần kinh. C. Tế bào sinh sản. D. Tế bào mô bì cơ.
Câu 2 : Khi nào thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi ?
A. Khi thiếu thức ăn. B. Khi hình thành trứng. 
C. Khi đầy đủ thức ăn. D. Bị mất cơ thể.
Câu 3 : Vai trò của ruột tịt ở giun đất .
A. Tiết enzim. B. Nghiền thức ăn. C. Chứa thức ăn. D. Hấp thụ.
Câu 4 : Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng trai bám vào da và mang cá .
A. Để được bảo vệ. B. Tránh bị động vật khác ăn mất. 
C .Phát tán nòi giống đi xa. D. Lấy chất dinh dưỡng từ cá.
Câu 5 : Trai sông dinh dưỡng theo hình thức : 
A. Chủ động bắt mồi. B. Chủ động tìm nơi có thức ăn. 
 C. Dinh dưỡng thụ động. D. cả A, B, C sai
Câu 6: Giun đất di chuyển được trong đất là nhờ :
A. sự co dãn của cơ thể. B. Các vòng tơ . 
C. Miệng khỏe ăn được đất. D. Chỉ A, B đúng.
Câu 7: Đôi chân hàm ở tôm sông có vai trò: 
A. Giữ và xử lí mồi. B. Bắt mồi và bò. 
C. Định hướng và phát hiện mồi. D. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
Câu 8: Nhện dùng bộ phận nào để bắt mồi và tự vệ ? 
A. Đôi kìm có tuyến độc. B. 4 đôi chân bò. C. Đôi khe hở. D. Đôi chân xúc giác.
Câu 9: Châu chấu có các hình thức di chuyển nào?
A . Nhảy. B. Bay. C. Bò. D. Cả A, B , C.
Câu 10: Đôi râu của tôm sông có chức năng: 
A. Giữ và xử lí mồi. B. Bắt mồi và bò. 
C. Định hướng và phát hiện mồi. D. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng. 
Câu 11 Nhện dùng bộ phận nào để di chuyển : 
A. Đôi kìm có tuyến độc. B. 4 đôi chân bò. C. Đôi khe hở. D. Đôi chân xúc giác.
Câu 12 : Dưới đây là mô tả hệ cơ quan nào của châu chấu : “ Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn, hệ mạch hở .” 
A. Hệ tuần hoàn . B. Hệ hô hấp . C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ thần kinh .
Phần trả lời trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sán của giun đất ( 2.5 đ )
.
.
Câu 2 : Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm ( 2.5 đ )
.
.
Câu 3 : Cấu tạo và chức năng các cơ quan bên ngoài của Nhện ? ( 2 đ )
.
.
Hết
ĐÁP ÁN Sinh 7
Năm học: 2010- 2011
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu5 
Câu6 
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11 
Câu 12
B
C
A
C
C
D
A
A
D
C
B
A
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất ( 2.5 đ )
Cấu tạo trong :
_Khoang cơ thể chính thức, chứa dịch
_Hệ tuần hoàn: có mạch lưng, mạch bụng, mao quản da, vòng hầu (tim đơn giản)-vòng tuần hoàn kín
_Hệ tiêu hóa đã phân hóa rõ và có enzim tiêu hóa ( Ruột tịt )
_Hệ thần kinh: tập trung thành chuỗi hạch thần kinh, có dây thần kinh 
Dinh dưỡng :
Thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ dịch ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột vào máu
_Hô hấp qua da
Sinh sản
_Giun đất lưỡng tính
_Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại lỗ nhận tinh, sau đó đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng .
Câu 2 : Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm ( 2.5 đ )
_Thân mềm, không phân đốt
_Có vỏ đá vôi, có khoang áo
_Hệ tiêu hóa phân hóa
_Cơ quan di chuyển thường đơn giản (chân đầu, chân bụng, chân rìu)
*Có lợi:
_ Làm thực phẩm cho người, có giá trị xuất khẩu
_ Làm thức ăn cho động vật khác
_ Làm đồ trang sức trang trí
_ Làm sạch môi trường nước
*Tác hại:
_Có hại cho cây trồng
_Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
Câu 3 : Cấu tạo và chức năng các cơ quan bên ngoài của Nhện ? ( 2 đ )
Các phần cơ thể
Tên bộ phận
 quan sát thấy
Chức năng
Phần 
đầu – ngực
Đôi kìm có tuyến độc
Bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)
Cảm giác về khứu giác và xúc giác
4 đôi chân bò
Di chuyển và chăng lứơi
Phần 
bụng
Phía trước là đôi khe thở
Hô hấp
Ở giữa là một lỗ sinh dục
Sinh sản
Phía sau là các núm tuyến tơ
Sinh ra tơ nhện

File đính kèm:

  • docde sinh 7.doc
Đề thi liên quan