Kiểm tra học kì I năm học 2011 – 2012 môn: ngữ văn lớp 10 (hệ GDTX) chương trình chuẩn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2011 – 2012 môn: ngữ văn lớp 10 (hệ GDTX) chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TRUNG CẤP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ
 
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012
Đề chính thức
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? 
Câu 2: (1 điểm)
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
(Nguyễn Bính, Tương tư)
Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên.


Câu 3: (1.5 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ?
Câu 4: (1.5 điểm)
Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du.

Câu 5: (5 điểm) 
Anh (chị) hãy hóa thân vào nhân vật Tấm để kể lại câu chuyện “Tấm Cám” từ lúc Tấm về giỗ cha cho đến khi gặp lại vua và trừng trị mẹ con Cám.

............................. Hết .............................


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
	Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................	
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012
Câu 1: (1 điểm). 
 * Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. (0.25 điểm)
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
+ Tính cụ thể (0.25 điểm)
+ Tính cảm xúc (0.25 điểm)
+ Tính cá thể (0.25 điểm)
Câu 2: (1 điểm)	
Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ :
Hoán dụ: Thôn Đoài,Thôn Đông: chỉ người ở thôn Đoài, thôn Đông (0,5 điểm). 
Ẩn dụ: Cau, trầu không (hoặc Cau thôn Đoài, trầu không thôn nào): chỉ người con trai, người con gái. (0,5 điểm).
Câu 3: (1.5 điểm) 
 Hình ảnh “ngọc trai – nước giếng”: 
Chi tiết “ngọc trai”: chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu (0.5 điểm).
Chi tiết “nước giếng”: chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy (0.5 điểm).
Chi tiết “ngọc trai” rửa bằng “nước giếng” thì trong sáng thêm: chứng tỏ Mị Châu đã ghi nhận sự hối lỗi của Trọng Thủy (0.5 điểm)
LƯU Ý: Từ câu 1 đến câu 3:
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là chính xác, đầy đủ ý.
Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng.
Câu 4: (1.5 điểm)
5 Chép chính xác bài Độc Tiểu Thanh Ký: bản phiên âm (1 điểm)
5 Chép chính xác bài Độc Tiểu Thanh Ký: bản dịch thơ (0.5 điềm)
5Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm
5 Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm
5Sai 04 lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm
5Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm
CÂU 5: (5 điểm). 
I. YÊU CẦU CHUNG:
 - Thể loại : Văn tự sự
 - Nội dung: Kể lại truyện Tấm Cám từ lúc Tấm về giỗ cha cho đến khi gặp lại vua và trừng trị mẹ con Cám bằng ngôi thứ nhất (nhập vai Tấm ).
 - Tư liệu : Truyện Tấm Cám .

II. YÊU CẦU CỤ THỂ : 
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS nắm kĩ năng làm bài văn tự sự.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Hạn chế lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viêt rõ ràng, không sai chính tả.
 b. Yêu cầu về kiến thức: 
 - Về nội dung : 
* Mở bài: Hoá thân vào nhân vật Tấm – xưng tôi - tự giới thiệu
* Thân bài:
 Kể câu chuyện theo diễn biến với các sự kiện như sau:
 - Ngày về nhà giỗ cha, tôi bị mẹ con dì ghẻ bày mưu giết chết để Cám được thế thân
 - Nhiều lần bị hãm hại, tôi phải hoá thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi thành cây thị…
 - Tôi về ở với bà lão hàng nước, đảm đang, khéo léo.
 - Vua ghé vào quán nước thấy miếng trầu giống trầu tôi têm ngày xưa bèn hỏi thăm, nhận ra tôi và đón tôi về cung…
* Kết bài: 
Trải qua nhiều khó khăn thử thách, tôi nhận ra một triết lí trong dân gian “ở hiền thì gặp lành”. Muốn có hạnh phúc con người phải vun trồng và bảo vệ, phải đấu tranh để gìn giữ lấy”.
 - Về phương pháp : 	
 + Dựa vào cốt truyện trong văn bản.
 + Hoá thân vào nhân vật Tấm, kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
 + Đảm bảo đầy đủ các sự kiện xảy ra với nhân vật Tấm, không lược bỏ hoặc thêm vào tuỳ tiện
 + Bài viết trình bày đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
 III: BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 5 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp và có nhiều ý sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp.
 - Điểm 4 : Nội dung cơ bản đúng và đầy đủ, cách kể phù hợp, có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch đẹp, sai vài lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 3 : Nội dung tương đối đầy đủ, cách kể chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các sự kiện không đúng trật tự, ít cảm xúc, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
 - Điểm 2 : Nội dung sơ sài, cách kể chưa phù hợp; diễn đạt vụng về, lan man, sai nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào yêu cầu của đề để cho các biểu điểm. Giáo viên phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh có sáng tạo phù hợp.


File đính kèm:

  • docDE VA DAP AN NGU VAN 10 HKI20112012.doc