Kiểm tra học kì I năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ Văn Lớp 11 chương trình chuẩn Trường Trung Cấp Kỹ Thuật-Nghiệp Vụ Cái Bè

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2011 – 2012 Môn: Ngữ Văn Lớp 11 chương trình chuẩn Trường Trung Cấp Kỹ Thuật-Nghiệp Vụ Cái Bè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CẤP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ


 
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012
Đề chính thức
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ. (1 điểm)
Câu 2: Lí giải trật tự sắp xếp các bộ phận in đậm trong bài ca dao sau: (1 điểm)
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 3: Nêu xuất xứ và chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (1điểm)

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ sau: (2 điểm)
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
(Trích Tự Tình (II) – Hồ Xuân Hương)
Câu 5: (5 điểm)
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
(Ngữ văn 11, tập một, Stt, tr.93)
 

............................. Hết .............................


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012

Câu 1: (1 điểm)
v Khái niệm: Thành Ngữ là những ngữ cố định, khi sử dụng trong câu, thường không có sự thay đổi về hình thức cấu tạo, và tương đương về nghĩa, về vai trò ngữ pháp với một từ hoặc một cụm từ tự do. (0.5 điểm)
v VD: + Nước đổ đầu vịt
 + Mẹ tròn con vuông
 + Đầu trâu mặt ngựa
 + Cá chậu chim lồng
* Lưu ý: - Nêu 01 ví dụ 0.25đ
 - Nêu 02 ví dụ 0.5đ
Câu 2: (1 điểm)
- Ba thành phần đẳng lập (song song) về ngữ pháp (lá xanh, bông trắng, nhị vàng):
+ Lá xanh, bông trắng, nhị vàng: mô tả cảnh vật từ diện đến điểm, từ cái lớn đến cái nhỏ, từ ngoài vào trong. (0.5 điểm)
+ Nhị vàng, bông trắng, lá xanh: diễn tả hoạt động lật đi lật lại, xem xét kĩ mới phát hiện ra phẩm chất cao đẹp của sen (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn). (0.5 điểm)

Câu 3: (1 điểm)
Nêu được xuất xứ và chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
v Xuất xứ:
- Hai đứa trẻ được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938) là một trong những truyện ngắn đắc sắc nhất của Thạch Lam. (0.5 điểm)
v Chủ đề:
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ cho ta hiểu được tấm lòng cảm tương sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi và thái độ nâng niu, trân trọng của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi phố huyện. (0. 5 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
	* Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:

- « Ngán » : ngán ngẩm nỗi đời éo le bạc bẽo.
- « Xuân » : hai nghĩa : mùa xuân và tuổi xuân.
+ Mùa xuân đi rồi sẽ trở lại.
+ Tuổi xuân của con người qua rồi là không bao giờ trở lại.
- Nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự bé nhỏ dần làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn : « Mảnh tình--> san sẻ--> tí con con ».
+ Mảnh tình vốn đã bé nhỏ lại bị san sẻ thành ra ít ỏi chỉ còn tí con con ---> thật tội nghiệp, xót xa.
] Câu thơ mang tầm khái quát về nỗi lòng, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ thời phong kiến
* Hướng dẫn chấm:
- 2.0 - 1.5 điểm: 

+ Trình bày được các ý nêu trên.
+ Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
+ Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- 1.0 điểm:

+ Trình bày được nửa số ý nên trên.
+ Văn chưa mạch lạc nhưng cũng diễn đạt được ý.
+ Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- 0.5 điểm:

+ Trình bày được khoảng một phần ba số ý nêu trên.
+ Văn lủng củng nhưng cũng diễn đạt được ý.
+ Còn nhiều lỗi diễn đạt.
- 0.0 điểm: 
Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

Câu 5: 
I/. YÊU CẦU:
1. Về kỹ năng:
- Có kĩ năng phân tích tác phẩm theo định hướng.
- Vận dụng thao tác so sánh để làm nổi bật tính chất độc đáo, mới mẻ về hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài văn tế.
2. Về nội dung:
- Thông qua phân tích đặc sắc về nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp nghĩa sĩ (người có nghĩa khí hay người hi sinh vì nước…) ờ người nông dân Nam Bộ chất phác, nghèo khó.
- Nắm vững kiến thức về thể loại phú, lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, phong cách tác giả và tìm ra được những phẩm chất tiêu biểu của người nông dân – nghĩa sĩ.
- Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau: 
* Mở bài:
- Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước tiêu biểu của văn học Nam Bộ nửa cuối thế kỉ XIX.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn tế đã để lại bức tượng đài về người nông dân – nghĩa sĩ với những vẻ đẹp ngời sáng.
* Thân bài:
a. Nhận xét chung: Người nghĩa sĩ nông dân là nhân vật trữ tình của tác phẩm, là đố tượng cảm xúc của Nguyễn Đình Chiểu, là hình tượng bao trùm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
b. Vẻ đẹp của hình tượng qua tiếng khóc lớn của nhà thơ
- Khi chưa có chiến tranh: Họ là những người nông dân thuần phác chỉ quen việc đồng áng, không thao việc binh đao.
- Khi ngoại xâm:
+ Họ căm thù giặc và tay sai sâu sắc, xem chúng như loài ác thú.
+ Họ ra trận với tinh thần tự giác, tự nguyện.
+ Họ chiến đấu hết sức dũng cảm, hiên ngang với vũ khí thô sơ, tự tạo. Họ hiên ngang nhưng cũng rất bình dị. Chú ý nghệ thuật sử dụng các động từ và nghệ thuật tương phản được khai thác triệt để tái hiện chân dung q;ủa cảm và đấy sức mạnh của người nông dân – nghĩa sĩ.
+ Người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tinh thần và khí phách của họ thì còn mãi. Họ sống đánh giặc và chết cũng đánh giặc. Chính lòng yêu nước đã khiến họ trở thành bất tử.
- Mặc dù gắn với địa danh cụ thể Cần Giuộc nhưng người nông dân nghĩa sĩ trong baì văn tế đã trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh và khí phách của người nông dân Nam Bộ. 
* Kết bài:
- Bài văn tế là tác phẩm tiêu biểu nhất cho tài năng nghệ thuật và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sap sáng chói của văn học Nma Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Văn tế nghĩa sỉ Cần Giuộc là tác phẩm đầu tiên khắc hoạ người nông dân mà vẻ đẹp của họ đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, cho tinh thần bất khuất của dân tộc.
III. CÁCH CHO ĐIỂM:
* ĐIỂM 5,0: 
- Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục hợp lí, lập luận (lí lẽ,dẫn chứng) chặt chẽ, chính xác, phong phú. 
- Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
* ĐIỂM 4,0 : 
 - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
 - Bố cục và lập luận rõ ràng, chính xác.
 - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
* ĐIỂM 2,5: 
- Hiểu đúng đề bài, biết lập luận nhưng chỉ nêu được khoảng nửa yêu cầu trên.
- Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
* ĐIỂM 1,0: 
- Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. 
- Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* ĐIỂM 00,0: 
 Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
 * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.

----------------------------------------------------- HẾT-------------------------------------------


File đính kèm:

  • docDE VA DAP AN NGU VAN HK I20112012.doc