Kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn Lớp 11 Trường Trung Cấp Kỹ Thuật-Nghiệp Vụ Cái Bè

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 Môn: Ngữ Văn Lớp 11 Trường Trung Cấp Kỹ Thuật-Nghiệp Vụ Cái Bè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CẤP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ

 
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013
Đề chính thức
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1.0 điểm)
 	Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Nêu các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí?
Câu 2: (1.0 điểm)
Tìm và chỉ ra ý nghĩa của những thành ngữ trong đoạn thơ sau: 

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quảng công”.
 (Trần Tế Xương – Thương vợ)
Câu 3: (1.0 điểm)
Vì sao nói: Cảnh tượng ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Câu 4: (2.0 điểm)
Phân tích hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở? Bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Qua hình ảnh đó, tác giả muốn nói lên điều gì? 
Câu 5: (5.0 điểm)
 Cảm nhận về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II).
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT-NGHIỆP VỤ CÁI BÈ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013

Câu 1: (1.0 điểm)
§ Nêu được khái niệm báo chí: (0.5 điểm)
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tác phẩm...
§ Nêu được 3 đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí: (0.5 điểm)
+ Tính thông tin thời sự
+ Tính ngắn gọn
+ Tính sinh động, hấp dẫn
Câu 2: (1.0 điểm)
- Một duyên hai nợ: một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con (0.5 điểm).
- Năm nắng mười mưa: vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng (0.5 điểm).
→ Nếu so sánh hai thành ngữ trên với các cụm từ thông thường thì thấy các thành ngữ ngắn gọn cô đọng, cấu tạo ổn định, nội dung khái quát và có tính biểu cảm.
* Lưu ý: Tìm được 01 thành ngữ 0.25đ
Câu 3: (1.0 điểm)
Cảnh tượng ông Huấn Cao cho chữ Viên quản ngục là: “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” là vì:
- Không gian cho chữ: nhà tù hôi hám, nhơ bẩn. (0.25 điểm)
- Người nghệ sĩ viết chữ là kẻ tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng (0.25 diểm)
- Cuộc đảo lộn vị thế giữa các nhân vật: kẻ tử tù và Viên quản ngục. (0.25 điểm)
Tất cả điều đó nói lên rằng cảnh cho chữ được coi là cuộc nỗi loạn của cái đẹp, tự tôn vinh cái đẹp. (0.25 điểm)
Câu 4: (2.0 điểm)
v Hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở:
- Bát cháo hành của Thị Nở làm Chí ngạc nhiên, xúc động: 
+ Mắt ươn ướt: cảm động (0.25 điểm)
+ Tâm trạng ăn năn, vui, buồn (Có người chăm sóc, nhìn thấy cuộc đởi thú vật của mình, hối hận về những gì gây ra). (0.25 điểm)
+ Chí thèm khát hạnh phúc, lương thiện (tin Thị sẽ là người mở đường cho hắn) (0.25 điểm)
v Ý nghĩa bát cháo hành của Thị Nở:
- Thức tỉnh nhân tỉnh nhân tính Chí Phèo. (0.25 điểm)
- Vị thơm của cháo là vị thơm của tình người, tình yêu. (0.25 điểm)
- Sự chăm sóc ân cần của Thị Nở đã đánh thức phần người trong sáng đã bị vùi lấp từ lâu của Chí Phèo. (0.25 điểm)
ðTác giả đã trân trọng tình người đáng quý đằng sau những khuôn mặt quỷ đó, đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. (0.5 điểm)
Câu 5: (5.0 điểm)
 Cảm nhận về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II).
I. YÊU CẦU CHUNG:
Về nội dung: Phân tích được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương trong bài thơ
Về phương pháp làm bài: Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ…
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây:
2.1. Mở bài: 
Giới thiệu bài thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
	2.2. Thân bài: 
* Hai câu đề: Nỗi buồn tủi của nhân vật trữ tình.
- Câu phá đề: 
+ Mở ra thời gian đêm khuya, gợi không gian vắng vẻ, mênh mông.
+ Đây còn là không gian, thời gian của tâm trạng: nhịp trống gấp gáp liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian, sự rối bời của tâm trạng.
- Câu thơ thứ hai:
+ Từ trơ đầu câu và nhịp thơ 1/3/3: nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng.
+ Hai chữ hồng nhan chỉ nhan sắc người phụ nữ đi cùng chữ cái rẻ rúng,mỉa mai, gợi lên nỗi xót xa, đau đớn thấm thía.
+ Bên cạnh nỗi đau, còn thấy bãn lĩnh của Xuân Hương: bền gan, thách đố.
* Hai câu thực: Nỗi bế tắc
- Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được, hương rượu đắng chát, hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn.
- Cảm hứng về nỗi đau còn có nét tích cực hơn: mơ ước hạnh phúc, vầng trăng sẽ có ngày tròn, duyên phận sẽ được toại nguyện.
* Hai câu luận: Phản kháng và khát vọng
- Cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn không chịu mềm yếu, đã răn chắc lại càng rắn chắc hơn; cảnh như nổi loạn, như phản kháng, như muốn vạch đất, xé trời mà oán thán
- Nỗi phẫn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc không kìm nén được đã trào ra, truyền vào cảnh vật, tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảnh vật. Trong lòng nữ sĩ bùng lên sự phản kháng, không chịu khuất phục, muốn vùng vẫy thoát khỏi hiên thực vươn tới cuộc sống đáng sống hơn, ngay cả trong tình huống bi thương.
* Hai câu kết: Nỗi chán chường.
- "Ngán" là chán ngán, ngán ngẫm, ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi sẽ trở lại với thiên nhiên đất trời, nhưng tuổi xuân con người sẽ không bao giờ trở lại, tạo hóa thật bất công với con người.
- Nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, thật xót xa, tội nghiệp; nỗi thất vọng của một tâm hồn khát sống khát yêu. 
2.3. Kết bài: 
- Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tiếng lòng của một cái tôi đa tình và khát khao hạnh phúc.
- Bài thơ cũng xho thấy tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường viết bằng tiếng Việt, từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
 * LƯU Ý: Học sinh có thể khai thác bài thơ theo bố cục khác: Theo tâm trạng của nhân vật trữ tình: Tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận; Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc: Trong buồn tủi vẫn gắng gượng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
 - Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục. 
 	 - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
 - Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 2,5: - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 3 phần nhưng còn sơ lược.
 - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. 
 - Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. 
	 - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
 * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.


File đính kèm:

  • docDE VA DAP AN NGU VAN 10 HKI 20122013.doc
Đề thi liên quan