Kiểm tra học kì I – năm học 2013-2014 môn: ngữ văn – lớp 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I – năm học 2013-2014 môn: ngữ văn – lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013-2014
 Môn: Ngữ văn – Lớp 8
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: 3.0 điểm ( Mỗi câu 0,25 điểm)
 	Học sinh đọc kỹ và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào phiếu làm bài thi trắc nghiệm.
1. Văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao được viết theo thể loại nào?
	A. Truyện ngắn.	B. Hồi kí.	 C. Tiểu thuyết. D. Tùy bút.
2. Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là từ tượng thanh? 
	A. Hu hu. B. Róc rách. C. Lom khom. D. Rì rầm.
3. Tình thái từ trong câu “Nam học bài à ?” thuộc tình thái từ nào?
	A. Tình thái từ nghi vấn . B. Tình thái từ cầu khiến.
 C .Tình thái từ cảm thán. D Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
4. Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp. Từ “trúng tủ” được dùng trong câu thuộc loại từ ngữ nào?
	A. Từ ngữ địa phương. B. Từ ngữ toàn dân.
	C. Biệt ngữ xã hội. D. Cả A,B,C đều sai.
5. Tác phẩm nào là tác phẩm thuộc văn học nước ngoài?
	A. Ôn dịch, thuốc lá.	 B. Chiếc lá cuối cùng.
	C. Bài toán dân số.	 D. Những ngày thơ ấu. 
6. Đoạn văn được trình bày theo cách nào dưới đây có câu chủ đề đứng ở đầu đọan?
	A. Diễn dịch.	B. Quy nạp.	 C. Song hành.	D. Móc xích.
7. Câu nào không có dùng trợ từ?
	A. Tôi nhắc bạn những hai lần. .	B. Nó ăn có hai bát cơm.
	C. Cô ấy đẹp ơi là đẹp. 	D. Mẹ em là giáo viên.
8. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
	A. Hàm súc, đa nghĩa. B. Chính xác, cô đọng, chặt chẽ.
	C. Biểu cảm, giàu hình ảnh.	 D. Cá thể, sinh động.
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ câu 9 đến câu 12( cách làm bài như trên)
	 Tôi đi, cha cũng đi. Cho đến khi chúng tôi có dịp về được thì cha nuôi đã “đi xa”. Mẹ tôi lặng vào ra trong ngôi nhà xiêu vẹo. Hai mẹ con ôm nhau khóc. Ngoài trời, mưa giăng mờ mịt, mắt tôi mờ đi.
 (Cao Kim, Cha nuôi) 
9. Đoạn trích có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự + biểu cảm.	B. Tự sự + miêu tả. 
	C. Tự sự + nghị luận.	D. Tự sự + thuyết minh.
10. Từ “đi xa” được dùng với biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.	B. Nhân hóa.	C. Nói quá.	D. Nói giảm nói tránh.
11. Dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn trích có tác dụng gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biêt.
C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
12. Xét về mặt cấu trúc thì câu “Ngoài trời, mưa giăng mờ mịt, mắt tôi mờ đi.” thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu đơn.	B. Câu ghép.	C. Câu rút gọn.	D. Câu đặc biệt. 
II. TỰ LUẬN: 7.0 điểm – Câu 1: 2.0điểm , Câu 2: 5.0 điểm
Chép lại bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh và nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ”.
Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.

 
 
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn – Lớp 8 – Năm học 2013-2014
 
 
I. TRẮC NGHIỆM: 3.0 điểm (Mỗi câu đúng được 0.25) .

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
A
C
B
A
D
B
B
D
B
B

II. TỰ LUẬN: 7.0 điểm – Câu 1: 2.0điểm , câu 2: 5.0điểm
Câu 1/ a. Học sinh chép lại đúng nguyên văn, không sai hoặc có 2 lỗi chính tả ( 1.0 điểm),
 sai từ 3 đến 4 lỗi thì được 0.5 điểm, còn trên 5 lỗi thì GV định mức điểm phù hợp cho các em.
	b. Giá trị nghệ thuật:, giá trị nội dung 
 - Bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối, lối nói khoa trương, giọng điệu hào hùng.0.5đ
	 - Bài thơ xây dựng được một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí 0.5đ
 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau nhưng miễn sao vẫn đảm bảo được những yêu cầu trên. Học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh càng tốt.
Câu 2/
	a. Yêu cầu về kĩ năng:
	- Bài làm phải có bố cuc 3 phần rõ ràng.
	- Lời văn chặt chẽ, ngôn từ chính xác, không mắc lỗi chính tả, dễ hiểu, trình bày sạch đẹp; dễ theo dõi.
	 b.Yêu cầu về kiến thức:
	Trên cơ sở những hiểu biết về lí thuyết của kiểu bài thuyết minh và sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, học sinh trình bày được hình dáng, chất liệu, màu sắc và đặc biệt là cấu tạo bên ngoài, bên trong; đặc điểm, lợi ích; cách sử dụng, cách bảo quản... của chiếc mũ bảo hiểm
	Về làm bài, học sinh cần phải đảm bảo được những ý cơ bản sau:
Giới thiệu về chiếc mũ bảo hiểm 1.0đ
Hình dáng, chất liệu ,màu sắc. 0.5đ
Cấu tạo bên ngoài, bên trong ; quai nón, nút thắt an toàn… 1.5đ
Cách sử dụng, lợi ích, cách bảo quản 1.0đ
Cảm nghĩ về chiếc mũ bảo hiểm 1.0đ

 Trên đây chỉ là những định hướng chính, trong quá trình chấm bài, giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài viết của các em sao cho chính xác, hợp lí. Điểm lẻ cho toàn bài làm tròn đến một chữ số thập phân theo đúng qui định. ( Ví dụ: 6.25=6.3 , 6.5=6.5 , 6.75= 6.8 )
-----------------------------------------------------------------------------------

 




 




File đính kèm:

  • docde kiem tra ngu van 8 ki 1 nong sondoc.doc
Đề thi liên quan