Kiểm tra học kì I năm học: 2013 - 2014 môn ngữ văn lớp 8 Đề số 4

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học: 2013 - 2014 môn ngữ văn lớp 8 Đề số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép dề)
ĐỀ SỐ 4

I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
	Mức độ

Tên chủ 
đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng

Cộng



Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao

Văn bản: 
"Đập đá ở Côn Lôn"
Chép nguyên văn
nêu nội dung và nghệ thuật.



Số câu- Số điểm- Tỉ lệ

1 câu 
1điểm (10%)
1 câu
1 điểm (10%) 
 


1 câu
2 điểm (20%)
2. Tiếng việt:
-Từ tượng hình
- Trường từ vựng
- Câu ghép

Xác định từ tượng hình, trường từ vựng, câu ghép



Số câu- Số điểm- Tỉ lệ


1 câu
3 điểm (30%)


1 câu
2 điểm (30%)
3. Tập làm văn
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm



- Học sinh biết viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . - Có đủ bố cục ba phần (MB,TB,KB) - Lời văn mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, rõ ràng, dựng đoạn tốt, trình bày đẹp. 


Số câu- Số điểm- Tỉ lệ




1 câu 
 5 điểm 
(50%)
1 câu 
 5điểm 
(50%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm (10%)
2 câu
4 điểm (40%)
 

1 câu 
 5 điểm 
(50%)
3 câu
10 điểm
100%






II. ĐỀ:

Họ, tên:…………………………………
Lớp: ……………………………………

KIỂM TRA HỌC KỲ I (2013-2014)
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút


 Câu 1:(2điểm) 
Chép nguyên văn bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Câu 2:(3điểm) Cho đoạn văn sau: 
 “Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”
Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người.
Chỉ ra những từ tượng hình có trong đoạn trích trên.
Xác định câu ghép có trong đoạn trích, tìm cụm C-V và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 
 Câu 3: (5 điểm) Người ấy (ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...) sống mãi trong lòng tôi. 
 BÀI LÀM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 Câu 1: * Chép chính xác bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. (1đ)
 - Sai 2 lỗi - 0,25đ
 - Nếu học sinh sai nhiều lỗi, giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm mà cho điểm sao cho phù hợp.
 * Học sinh nêu đảm bảo các ý cơ bản sau : (1đ)
 Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. 
Câu 2: (3 điểm)
 a. Những từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người : vai, tay, đầu, miệng.
 b. Những từ tượng hình có trong đoạn trích : uể oải, run rẩy, sầm sập.
 c. Xác định đúng câu ghép 0,5 điểm, tìm cụm C-V cho 1 điểm và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 0,5 diểm.
 - Câu ghép :Run rẩy cất bát cháo, anh // mới kề vào đến miệng, cai lệ và người 
 CN1 VN1 CN2
nhà lí trưởng //đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. 
 VN2
 - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : dùng cặp phó từ ‘‘mới ...đã’’ có tác dụng nối, quan hệ đồng thời.
 Câu 3: 
 A. Yêu cầu chung:
 1. Yêu cầu về nội dung:
 a. Xây dựng được một câu chuyện có nhân vật, chuỗi sự việc phát triển hợp lí.
 b. Ý nghĩa câu chuyện phải mang tính nhân văn, có tính giáo dục sâu sắc.
 2. Yêu cầu về hình thức: 
 a. Có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách hợp lí làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn.
 b. Bài làm có bố cục ba phần, tách đoạn văn một cách hợp lí.
 c. Dùng từ, viết câu đúng, ít có lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
 B. Yêu cầu cụ thể: 
 - Đề yêu cầu học sinh kể về một người để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mình
 - Khi kể không đơn giản chỉ là giới thiệu ngoại hình, tính cách, việc làm của người ấy mà phải có những kỉ niệm sâu sắc giữa mình và người ấy(có yếu tố miêu tả và biểu cảm)
 - Đảm bảo nội dung gồm 3 phần cơ bản :
 1.Mở bài :	
 - Dẫn dắt và giới thiệu người được kể
 - Lí do chính khiến người ấy sống mãi trong lòng em 
 2. Thân bài : 
 - Kể về những nét đẹp ngoại hình,cử chỉ…..những nét đẹp đó có ảnh hưởng đến suy nghĩ nhận thức của em
 - Kể về phẩm chất tính cách tốt đẹp của người ấy.
 - Kể kỉ niệm mình biết về người ấy hoặc giữa người ấy với mình.Chính kỉ niệm ấy làm mình yêu quý ,trân trọng và khiến người ấy sống mãi trong lòng mình.
 3 Kết bài : Khẳng định tình cảm của mình về người được kể.
 C. Biểu điểm:
 - Điểm 4- 6 : -Bài viết tốt, có cách kể sáng tạo, giàu cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
 -Đảm bảo tốt các ý cơ bản, kết cấu 3 phần rõ ràng, tách đoạn hợp lí
 - Điểm 2 - 3 : -Bài viết tương đối đảm bảo các ý cơ bản, còn đôi chỗ lủng củng.
 -Có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng chưa thật tốt.
 - Đảm bảo kết cấu 3 phần.

 - Điểm 0 - 1 : - Bài viết sơ sài, không hiểu đề, lạc đề
 ( Căn cứ vào biểu điểm , gv linh hoạt phát huy những bài làm sáng tạo của học sinh )















 


















 A. Yêu cầu chung:
 - Nội dung: Học sinh biết viết được bài văn tự sự, chú ý kết hợp miêu tả, bộc lộ cảm xúc.
 - Hình thức: + Có đủ bố cục ba phần (MB, TB, KB).
 + Diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc, biết xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn.

 B.Yêu cầu cụ thể:
 * Nội dung: 
 - Kể về một việc làm khiến cha mẹ vui lòng.
 * Phương pháp: Tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
Kể về một việc làm của em làm cha mẹ vui lòng.
Việc làm được viết thành câu chuyện nên phải đảm bảo về thời gian, không gian, diễn biến, kết thúc và ý nghĩa.
 C. Biểu điểm:
 - Điểm 4- 6 : -Bài viết tốt, có cách kể sáng tạo, giàu cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
 -Đảm bảo tốt các ý cơ bản, kết cấu 3 phần rõ ràng, tách đoạn hợp lí
 - Điểm 2 - 3 : -Bài viết tương đối đảm bảo các ý cơ bản, còn đôi chỗ lủng củng.
 -Có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng chưa thật tốt.
 - Đảm bảo kết cấu 3 phần.

 - Điểm 1 : - Bài viết sơ sài, không hiểu đề, lạc đề
 ( Căn cứ vào biểu điểm , gv linh hoạt phát huy những bài làm sáng tạo của học sinh )































































File đính kèm:

  • docDE4MA TRANDAP AN KTRA KI VAN 8 20132014.doc