Kiểm tra học kì II – gợi ý đáp án Ngữ văn 11 cơ bản

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II – gợi ý đáp án Ngữ văn 11 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU
KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC : 2009 – 2010
GỢI Ý ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 11 CƠ BẢN 
ĐỀ BÀI :
Câu 1 ( 2 điểm ) : Nêu những hiểu biết của anh ( chị ) về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử ?
Câu 2 ( 3 điểm ) : Viết một văn bản ngắn ( không quá bốn trăm từ ), trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu 3 ( 5 điểm ) : Trình bày cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ sau :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm;
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và mây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
	( Vội vàng – Xuân Diệu )
GỢI Ý ĐÁP ÁN :
Câu 1 ( 2 điểm ) : Những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử :
	Hàn Mặc Tử ( 1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở tỉnh Đồng Hới ( nay là tỉnh Quảng Bình ) trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo thiên chúa. ( 0,5điểm ) 	
	Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn và có hai năm học trung học tại trường Pe-lơ-ranh ở huế. Sau đó, ông làm công chức ở Sở đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa( 0,5điểm )	Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới, bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng Thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của Hàn Mặc Tử. ( 0,5điểm )	Một số tác phẩm chính : Gái quê ( 1936 ), Thơ Điên ( Đau thương – 1938 ), Chơi giữa mùa trăng ( 1940 ) ... ( 0,5điểm ) 
Câu 2 ( 3 điểm ) : Viết một văn bản ngắn ( không quá bốn trăm từ ), trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
a) Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài văn nghị luận về xã hội bàn về vấn đề “nóng” mà xã hội đang rất quan tâm, bức xúc (vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức :
	HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau :
* Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm )
a) Giải thích khái niệm (0,5 điểm ) :
+ “Thực phẩm an toàn” : Thực phẩm không gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, ... của con người.
+” Bàn về vấn đề an toàn ...” : Như là lời nhắc nhở, một yêu cầu bức thiết / Đề xuất những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của của mỗi người.
b) Thực trạng ( đáng lo ngại hiện nay là có những thứ thực phẩm không an toàn ) – những nguyên nhân (0,5 điểm ):
- Người sản xuất / người bán : Vì hám lợi ->Không tuân thủ yêu cầu về chất lượng thực phẩm -> lạm dụng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, MC3D, bày bán những gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, lưu hành những hàng hóa quá thời gian sử dụng, nơi sản xuất thiếu vệ sinh ...
- Người tiêu dùng : Không tuân thủ những điều kiện vệ sinh ( ăn chín, uống sôi ... ), chuộng đồ rẻ, dùng những thức ăn bày bán ở lề đường ( bám bụi, ruồi nhặng ...), ...
c) Những tác hại (0,5 điểm ) : 
- Người tiêu dùng : bị ngộ độc thực phẩm -> ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền của, thậm chí nguy hại cả tính mạng ...
- Người sản xuất / người bán : bị mất uy tín, sự tin cậy của khách hàng ...
=> ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội.
d) Đề xuất những giải pháp khắc phục ( 1 điểm ) : 
- Nhà nước ngoài việc tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần đẩy mạnh việc kiểm soát, xử lý mạnh tay đối với những hành vi vì hám lợi mà người sản xuất / người bán đã vi phạm những yêu cầu về chất lượng thực phẩm ...
- Người tiêu dùng : cần là những người mua hàng thông minh, kiên quyết loại bỏ những loại thực phẩm có dấu hiệu nghi ngờ ...
* Lưu ý : Chỉ ghi điểm tối đa khi HS đạt được những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.
Câu 3 ( 5 điểm ) : Cảm nhận về đoạn thơ sau :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm;
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và mây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
	( Vội vàng – Xuân Diệu )
a) Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc, hiểu đề để nêu cảm nhận về một đoạn thơ đã học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức :
	Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu để nêu cảm nhận của bản thân về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đoạn thơ cuối.
	HS có thể trình bày theo cảm nhận cá nhân, nhưng cần làm rõ các ý chính sau :
*Nhắc lại sơ lược ý phần 1, 2 
* Tình yêu cuộc đời, yêu cuộc sống đến cuồng si ( 10 câu cuối ) :
- Câu 30 -> sợ tuổi xuân đi qua, tác giả “vội vàng“( liên hệ )
- Câu 31 : 
+Câu thơ có 3 chữ, đứng tách ra giữa dòng -> dụng ý nghệ thuật
- Câu 31 -> 39 : 
+ Điệp ngữ “ ta muốn” năm lần -> khao khát ; Có sự thay đổi đại từ nhân xưng ( mở đầu là tôi - > cái tôi cá nhân riêng lẻ, khép lại là cái ta hòa nhập ...
+Những động từ diễn tả động thái mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo ( “Ôm", “riết”, “thâu”, “hôn”, “cắn”).
+Những tính từ diễn tả trạng thái chất ngất, đê mê ( “chếnh choáng “,”đã đầy”, “no nê”)
+Giọng thơ sôi nổi, dâng trào, cuồng nhiệt ...
=> nhằm diễn tả sự khao khát muốn tận hưởng tất cả những thú vui từ tinh thần đến vật chất, từ thanh cao đến trần tục của thi nhân
è quan niệm sống tích cực, biết trân trọng từng giây, từng phút thời gian, tuổi thanh xuân, vẻ đẹp của mùa xuân, của cuộc đời ...
* Tiêu chuẩn cho điểm :
Điểm 4.5 – 5: Đáp án đầy đủ những yêu cầu trên, có thể có một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
Điểm 3.5 – 4: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 2.5 – 3: Trình bày được khoảng hơn nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi về dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1.5 – 2: Trình bày thiếu ý hoặc sơ sài, mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
Điểm 0.5 – 1: Thiếu nhiều ý, bài viết quá sơ sài, mắc lỗi quá nhiều.
Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề hoặc không viết được gì.

File đính kèm:

  • docGỢI Ý ĐÁP ÁN THI HKII (2009-2010) - ngu van 11.doc