Kiểm tra học kì II - Lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 ) Môn thi : Văn ( Ban KHTN ) Trường THPT Nguyễn Trãi

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II - Lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 ) Môn thi : Văn ( Ban KHTN ) Trường THPT Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ II - lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 )
Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn ( Ban KHTN )
 Thời gian : 90 phút
 ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 75 phút )

 Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
 Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào sáng tác trước nhất :
Vội vàng ( Xuân Diệu ) C. Chiều tối ( Hồ Chí Minh ) 
Tràng giang ( Huy Cận ) D. Tôi yêu em ( Puskin )
Câu 2: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào sáng tác bằng chữ Hán :
Thương vợ ( Trần Tế Xương ) C. Chiều tối ( Hồ Chí Minh )
Tự tình ( Hồ Xuân Hương ) D. Câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến )
Câu 3: Theo Hoài Thanh thì ai đã giải tỏa bi kịch bằng cách gửi cả vào tiếng Việt ?
 A. Người thanh niên B. Xuân Diệu C. Các nhà thơ lãng mạn D. Cả A, B và C đúng
Câu 4: Nỗi nhớ quê hương của ai không cần phải có điều kiện là khói hoàng hôn ?
 A. Hàn Mặc Tử B. Hồ Chí Minh C. Tố Hữu D. Huy Cận
Câu 5: Từ ngữ nào được gọi là thành ngữ ? ( Riêng B và C được in đậm )
Đầu trâu mặt ngựa C. Khi về hỏi Liễu Chương Đài
Giường kia treo cũng hững hờ D. Nợ như chúa Chổm
Câu 6: Chọn từ ngữ thích hợp cho khoảng trống của câu : Anh ấy không....... gì đến việc này 
 A. Dính dấp B. Liên can C. Liên hệ D. Quan hệ
Câu 7: Câu thơ : Lom khom dưới núi tiều vài chú biểu hiện cho một:
 A. Quá trình B. Sự tồn tại C. Tư thế D. Hành động 
Câu 8: Nghệ thuật trong hai câu thơ : “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
 Ậm oẹ quan trường miệng thét loa” là :
 A. Đảo trật tự từ B. Từ láy C. Đối lập D. Cả A, B và C đúng
Câu 9: Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh thuộc thể loại :
 A. Tiểu thuyết B. Tiểu phẩm C. Tiểu luận D. Cả A, B và C đúng
Câu 10 : Chúng ta cần nắm vững thân thế và sự nghiệp của tác giả khi :
Phân tích tác phẩm C. Tóm tắt tiểu sử
Bác bỏ ý kiến sai lầm D. Cả A, B và C đúng

 Phần II. Tự luận ( 7 điểm )
 Em hãy phân tích nhận xét : « Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời ông ».











ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn Ngữ Văn – Khối 11 – Ban A
( Thời gian làm bài 90 phút )


 Phần I. Trắc nghiệm
 Mỗi câu đúng được 0,3 điểm ( 10 câu = 3 điểm )

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ. Án
D
C
C
D
A
B
C
D
C
C

 Phần II. Tự luận 
Mục đích yêu cầu :
_ Giáo dục HS hiểu và say mê lí tưởng cộng sản mà Bác và Đảng luôn luôn kì vọng vào thế hệ trẻ.
_ Học thuộc bài thơ để phân tích cái hay, cái đẹp về nghệ thuật và nội dung tác phẩm.
Đáp án : HS phân tích theo thứ tự các khổ thơ :
Khổ thơ 1 : Niềm vui sướng say mê...
Phân tích cái mốc thời gian đáng ghi nhớ của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua từ ngữ ẩn dụ ( dẫn chứng ).
Niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ đước so sánh với những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộcvà âm thanh trong trẻo của tiếng chim ( dẫn chứng ).
Khổ thơ 2 : Nhận thức mới về lẽ sống...
 _ Sự gắn bó hài hoà giữa cái TÔI ( cá nhân ) và cái TA ( mọi người ). Phân tích động từ 
 BUỘC.
 _ Vượt qua giới hạn của cái TÔI để sống chan hoà với mọi người. Phân tích các từ ngữ : 
 Trang trải với trăm nơi....gần gũi....mạnh khối đời....
Khổ thơ 3 : Chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ :
 _ Vượt qua sự ích kỉ hẹp hòi để đến với tình hữu ái giai cấp, với quần chúng lao khổ 
 ( dẫn chứng ).
 _ Qua đó thấy được lòng căm giận của nhà thơ với bao bất công, ngang trái của cuộc đời 
 cũ.
Thang điểm :
 Bài văn phân tích 3 khổ thơ, mỗi khổ có 2 ý chính. Vì vậy :
 _ Mỗi ý cho 1 điểm ( 6 ý = 6 điểm ). Tuỳ sự hạn chế của bài mà trừ bớt điểm.
 _ Còn 1 điểm : thưởng cho những bài có ưu điểm như : Trình bày sạch, đẹp, văn phong lưu loát, cảm xúc chân thành, ít lỗi chính tả.
 

File đính kèm:

  • docde thi HK II ban KHTH 07 08 .doc