Kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 6 thời gian : 90 phút( không kể thời gian giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 6 thời gian : 90 phút( không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra học kì II 
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian : 90 phút( không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm(3đ):Hãy đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra giấy kiểm tra đáp án đúng nhất.
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản Cây tre Việt Nam ?
A. Tố Hữu. 	 B. Duy Khán.	 C. Thép Mới.	 D. Nguyễn Tuân.
Câu 2:Từ nào sau đây không được tác giả dùng để xưng hô trong bài thơ Lượm (Tố Hữu)? 
A. Cháu.	 B. Cháu bé. 	 	 C. Chú bé.	 D. Chú đồng chí nhỏ.
Câu3: Trong các từ sau đây, từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu: “…màu tre tươi nhũn nhặn”?
A. Bình thường.	 B. Giản dị.	 C. Khiêm nhường.	 D. Bình dị.	 
Câu 4:Trong đoạn trích Cô Tô tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? 
A. Nghị luận.	B.Tự sự.	C. Miêu tả.	D. Biểu cảm.
Câu 5: Ba văn bản: Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Cô Tô cùng có chung đặc diểm nào dưới đây? 
A. Đều là truyện ngắn.	B. Cùng một tác giả.	
C. Đều là văn học Việt Nam.	D. Đều là thể kí.
Câu 6:Câu văn: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết có mấy vị ngữ?
A. 1 vị ngữ.	B. 2 vị ngữ.	 C. 3 vị ngữ.	D. 4 vị ngữ.
Câu 7: Chủ ngữ của câu: Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau có cấu tạo như thế nào? 
A. Danh từ.	B. Cụm danh từ. 	 C. Động từ.	 D. Cụm động từ.
Câu 8:Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn có từ là?
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
Bồ Các là bác chim Ri.
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
Vua phong cho chàng là Phù Đổng Thiên Vương. 
Câu 9:Câu Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua(Anh Thơ) có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ.	B. So sánh.	C. Nhân hoá. 	D. ẩn dụ.
Câu 10:Để miêu tả hình ảnh của mẹ lúc em mắc lỗi, em sẽ chọn chi tiết nào dưới đây?
A. Gương mặt rạng rỡ.	B. ánh mắt tươi vui. 
C. Nụ cười hiền dịu.	D. Lời nói ân cần, độ lượng. 
Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn?
Em phạm lỗi với thầy giáo và muốn xin thầy tha lỗi.
Em bị ốm, không đến lớp được.
Em nhặt được cặp của một bạn bỏ quên ở trường.
Có một vụ đánh nhau và em là người chứng kiến.
Câu 12: Hãy phát hiện lỗi trong câu sau: Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên?
A. Sai về nghĩa.	B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ.	D. Thiếu vị ngữ.	
Phần II. Tự luận(7đ):
Câu 1(1đ): So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? 
Câu 2(6đ): Em hãy tả lại hình dáng và hành động thơ ngây của một em bé đang tập nói, tập đi.
	





hướng dẫn chấm 

Phần I. Trắc nghiệm(3đ): Mỗi câu đúng được 0,25đ.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
A
C
D
B
A
D
C
D
B
C
Phần II. Tự luận(7đ):
Câu 1(1đ): Học sinh phân biệt được ẩn dụ với hoán dụ.
* Giống nhau(0,5đ): Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
* Khác nhau(0,5đ): 
- ẩn dụ: Dựa trên nét tương đồng qua so sánh ngầm.(0,25đ)
- Hoán dụ: Dựa trên mối quan hệ gần gũi với nhau, đi đôi với nhau.(0,25đ) 
Câu 2(6đ):
* Mở bài(1đ): Giới thiệu em bé được miêu tả( tên là gì, gặp ở đâu…)
* Thân bài(4đ):
- Hình dáng(2đ):
	+ Bụ bẫm, cổ tay, cổ chân có ngấn.
	+ Da hồng hào, môi đỏ.
	+ Tóc lơ thơ,…
- Hành động(2đ):
	+ Hay cười, hay khóc.
	+ Láu lỉnh.
	+ Tập nói bi bô nhưng ngọng nghịu.
	+ Tập đi như chạy, hay ngã.
* Kết luận(1đ): 
	- Em bé có vị trí như thế nào trong gia đình(là niềm vui, là nguồn động viên...).
	- Tình cảm của bản thân đối với em bé.
	
	Lưu ý: Khi chấm khuyến khích điểm đối với những bài có sự sáng tạo.	
	
	

File đính kèm:

  • docDeDan ky II van 6.doc