Kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (học sinh trung bình) 1/ Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong chương trình giữa HK II 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng 3/ Thái độ: có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút III/ THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn học - Văn học dân gian - Văn học hiện đại - Trình bày câu tục ngữ - Hiểu ý nghĩa văn bản ”Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ 10 % Số câu: 0 Số điểm: 0 Số câu: 0 Số điểm: 0 Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ 20 % 2. Tiếng Việt Các kiểu câu Nêu công dụng dấu chấm lửng Đặt một ví dụ về dấu chấm lửng Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10 % Số câu:0.5 Số điểm:1 Tỉ lệ 10 % Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu 1 điểm 2 Tỉ lệ 20% 3. Tập làm văn Văn nghị luận giải thích Giải thích câu tục ngữ ”Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nõi cho vừa lòng nhau”. Số câu 1 Số điểm 6 Tỉ lệ 60% Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm:6 Tỉ lệ 60 % Số câu 1 Số điểm 6 Tỉ lệ 60% Số câu 4 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% Số câu: 1.5 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 1.5 Số điểm:21 Tỉ lệ 20 % Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ 60 % Số câu 4 10 điểm Tỉ lệ 100 % IV. NỘI DUNG KIỂM TRA (đề 2) Câu 1: Chép thuộc lòng câu tục ngữ về con người và xã hội?(1đ) Câu 2: Qua văn bản ”Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh hãy rút ra ý nghĩa văn bản?(1đ) Câu 3: Nêu công dụng dấu chấm lửng ? Đặt một ví dụ về công dụng dấu chấm lửng?(2đ) Câu 4: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ”Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nõi cho vừa lòng nhau”.(6đ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: Chép đúng câu tục ngữ về con người và xã hội.(1đ) Câu 2: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. (1đ) Câu 3: Công dụng dấu chấm lửng (1đ) - Tỏ ý còn nhiều hiện tựơng tương tự chưa liệt kê hết. - Lời nói bỏ dở do ngập ngừng, ngắt quãng . - Làm giản nhịp câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của các từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. - Nêu được ví dụ (1đ) Câu 4: (6đ) *Về hình thức: Trình bày sạch đẹp, có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. *Về nội dung: Đúng yêu cầu đề văn nghị luận giải thích, lập luận giải thích chặt chẽ, thuyết phục, bố cục ba phần: - Mở bài: giới thiệu được vấn đề sắp giải thích (1đ) - Thân bài: (4đ) + Giải thích được nghĩa đen: lời nói là thứ của cải tinh thần không phải mất tiền mua nên đừng tiếc những lời nói tốt đẹp cho nhau. + Giải thích nghĩa bóng: ở đời phải biết cách cư xử phù hợp, lựa lời hay, ý đẹp để nói với nhau,… + Liên hệ thực tế: bản thân, bạn bè, … - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng,…(1đ)
File đính kèm:
- De kiem tra cuoi ky IINgu van lop 7 B.doc