Kiểm tra học kì II - Môn: Sinh học 7 - Đề 1

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II - Môn: Sinh học 7 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd- đt tuyên hoá đề kiểm tra học kì II 
TrườngTHCS HƯƠNG HóA Môn Sinh Học 7
 Thời gian làm bài 45 phút.
Ma trận Đề kiểm tra học kì II môn sinh học lớp 7
đề số 1
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1
Lớp lưỡng cư
20%
Nêu vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và đối với con người?
= 2đ
Chủ đề 2
Lớp chim
20%
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
= 2đ
Chủ đề 3
Sự tiến hóa của động vật
40%
Phân biệt động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt? Cho ví dụ minh họa?
=2đ
So sánh hệ hô hấp của ếch nhái với thằn lằn?
=2đ
Chủ đề 4
Động vật và đời sống con người
20%
Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ và duy trì độ đa dạng sinh học?
=2đ
10 điểm
2 đ
4 đ
2 đ
2đ
kiểm tra học kì II -
 Môn: Sinh học 7 
 Thời gian 45 phút 
Mã đề 1
Câu 1(2đ): Phân biệt đông vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2(2đ): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu3 (2đ): Nêu vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và đối với con người?
Câu 4 (2đ): Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ và duy trì độ đa dạng sinh học? 
Câu 5(2đ) : So sánh hệ hô hấp của ếch nhái với thằn lằn?
 . 
Đáp án và thang điểm môn sinh học 7 
Mã đề: 01
Câu
Nội dung
 điểm
Câu1
(2.0đ)
- Động vật biến nhiệt: thân nhiệt không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ của môi trường. - VD: ếch nhái
- Động vật hằng nhiệt: thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. - VD: Chim bồ câu
1.0 đ
1.0 đ
Câu 2
(2.0 đ)
- Thân hình thoi--> giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh--> quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau 4 ngón( 3 ngón trước, 1 ngón sau)--> giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng--> làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp--> giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng--> làm đầu chim nhẹ 
- Cổ dài, khớp với đầu--> phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rĩa lông.
- Tuyến phao câu tiết chất nhầy --> làm lông mượt, không thấm nước.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 3
(2.0 đ)
- Lợi ích:
+ Tiêu diệt sâu bọ có hại cho nông nghiệp, tiêu diệt các sinh vật trung gian gây bệnh truyền nhiễm.
+ Có giá trị thực phẩm.	
+ Bột cóc làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em.
+ Dùng làm thí nghiệm trong dạy học.
+ Làm cảnh ( cá cóc tam đảo).
+ Là mắt xích trong chuổi thức ăn nên đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Tác hại:
+ Hạn chế sự thụ phấn của cây.
+ Gây ngộ độc có thể dẫn đến chết người ( nhựa cóc, mủ cóc) 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4
(2.0 đ)
+ Cấm chặt phá rừng, đốt cháy rừng một cách bừa bãi.
+ Cấm săn bắn và buôn bán các loài động vật quý hiếm.
+ Xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên để bảo vệ.
+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
+ Tổ chức thuần hoá những loài động vật có giá trị kinh tế.
+ Lai tạo những giống sinh vật mới.	
+ Có kế hoạch xây dựng đô thị và vận động người dân định canh, định cư.
+ Tuyên truyền giáo dục sâu rộng đến mọi người có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 5
(2.0đ)
- ếch: 
+ Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.
+ Động tác hô hấp nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
- Thằn lằn: 
+ Hô hấp chủ yếu bằng phổi, có nhiều vách ngăn.
+ Động tác hô hấp nhờ cơ liên sườn.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Ngườ ra đề 
Trần Văn dương

File đính kèm:

  • docDe 1 (II).doc
Đề thi liên quan