Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 7 (tiết 67)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 7 (tiết 67), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:......................................... Lớp:................................................. Bài kiểm tra số: 04 Tiết: 67 Ngày.... tháng .... năm 200... Kiểm tra học kì II Môn: Sinh học 7 Điểm Lời phê của giáo viên Câu I: Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B,C hoặc D đứng ở đầu câu trả lời đúng nhất. 1. Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống là động vật biến nhiệt, đẻ trứng. A. Chim, thú, bò sát. C. Cá xương, lưỡng cư, bò sát. B. Thú, cá xương, lưỡng cư. D. Lưỡng cư, cá xương, chim . 2. Châu chấu, ếch đồng, Kanguru, Thỏ ngoài hình thức di chuyển khác còn có chung hình thức di chuyển là: A. Đi C. Bò B. Nhảy đồng thời bằng hai chân sau. D. Leo trèo bằng cách cầm nắm. 3. Đặc điểm cấu tạo ngoài nào dưới đây chứng tỏ Thỏ thích nghi với đời sống, tập tính lẩn trốn kẻ thù ? A. Bộ lông mao dày xốp. Chi trước ngắn, chi sau khỏe, dài. B. Mũi và tai rất thính. Có lông xúc giác. C. Chi có vuốt sắc, mi mắt cử động được. D. Cả a và b. 4. Báo và sói cùng thuộc bộ ăn thịt. Cấu tạo, đời sống, tập tính có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau như: A. Báo ăn tạp, Sói ăn động vật B. Báo rình mồi, vồ mồi còn Sói đuổi bắt mồi. C. Báo sống đơn độc, sói sống theo đàn. D. Cả b và c. 5. Những động vật nào dưới đây thuộc lớp cá ? A. Cá voi, cá nhám, cá trích. B. Cá chép, lươn, cá heo. C. Cá ngựa, cá voi xanh, cá nhám. D. Cá thu, cá đuối, cá bơn. 6. Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước? A. Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày. B. Chi trước biến đổi thành bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. Cả a và b. Câu II: Những câu khẳng định dưới đây là đúng hay sai ? Em hãy trả lời bằng cách viết chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống. 1. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Thú có chung nguồn gốc. 2. Chỉ những động vật đới lạnh mới có những thích nghi đặc trưng với môi trường. 3. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh học về loài, về những đặc điểm sinh học của loài, về môi trường sống. 4. Chim, Thú, Cá ở nước ta phong phú, có nhiều giá trị kinh tế nên cần khai thác, đánh bắt. Câu III: Em hãy lựa chọn các cụm từ thích hợp (dùng các chữ a, b, c, d) ở cột B để điền vào chỗ trống mỗi câu ở cột A. Cột A Cột B 1 ................... là động vật hằng nhiệt, có cấu tạo thích nghi với đời sống bay. Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt. a. Cóc nhà 2 ....................... sống chui luồn dưới đáy bùn, có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém. b. Thú mỏ vịt 3 .................... ưa sống trên cạn hơn ở dưới nước. Da sù sì có nhiều tuyến độc. Hai tuyến mang tai lớn. Có nọc độc. c. Lươn 4 ..................... có mỏ dẹp, sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng có tuyến sữa nhưng chưa có vú. d. Chim bồ câu Câu IV: Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
File đính kèm:
- kiem tra hoc ki 2 sinh7.doc