Kiểm tra học kì II Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II 
Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút.
I. Đề ra
A Trắc nghiệm: (6đ).
Câu 1: Sắp xếp các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài tương ứng với từng mối quan hệ:
Các mối quan hệ khác loài
Trả lời
Các quan hệ giữa các sinh vật
1.Cộng sinh
1..........
a) Giun đũa sống trong ruột người
2.Hội sinh
2.............
b) Vi khuẩn sống trong rể cây họ đậu
3.Cạnh tranh
3............
c) Cây nắp ấm bắt côn trùng
4.Kí sinh
4............
d) Cá ép bám vào rùa biển để được đi xa
5.sinh vật ăn sinh vật khác
5............
e) Trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ
g) Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm
h) Số lượng hiêu, nai bị số lượng hổ cùng sống khống chế
i) Địa y sống bám trên cành cây
k) Rận, bét sống bám bám trên da bò
Câu 2: Cho những tập hợp sinh vật sau, hãy vòng tròn các đầu câu của những tập hợp mà em cho là quần thể sinh vật:
Các con voi sống trong vườn bách thú.
Các cá thể tôm sống trong hồ.
Các cây cỏ sống trên đồng cỏ.
Các con voi sống trong rừng rậm châu phi.
Các cá thể chó sói sống trong rừng
Các con chim sống trong vườn bách thú.
Câu 3: Do đâu mà quần thể người có những đặc điểm khác quần thể sinh vật khác:
Do con người có lao động
Do con người có tư duy nên có thể tự điều chỉnh các đặc đỉểm sinh thái trong quần thể
Do con người có đời sống xã hội
Cả a và b
Câu 4. Thế nào là cân bằng sinh học:
Là số lượng các cá thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường
Là số lượng cá thể của từng loài trong quần xã có thể thay đổi, nhưng tổng số các các cá thể trong quần xã không thay đổi.
Là số lượng cá thể trong quần xã có thể thay đổi, nhưng mọi cá thể đều thích nghi và phát triển được trong quần xã.
Cả a,b và c.
Câu 5. Chuổi thức ăn là gì:
Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Mỗi loài trong chuổi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích thức ăn phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Là các loài sinh vật có quan hệ với nhau nhiều mặt, chúng tiêu diệt lẩn nhau theo nguyên tắc sinh vật lớn ăn sinh vật bé.
Cả a và b.
Câu 6. Lưới thức ăn là gì:
Là các chuổi thức ăn có nhiều mắt xích chung với nhau.
Là tập hợp các chuổi thức ăn trong quần xã.
Là các chuổi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau.
Cả a và b.
Câu 7. Tìm cụm từ phù hợp điền vào chổ trống .... thay cho các số 1,2,3... để hoàn thành các câu sau :
Số lượng cá thể của mỗi .......... (1)... trong quần xã luôn luôn được .......(2).... ở mức 
 độ phù hợp với khả năng của .........(3)........ tạo nên sự cân bằng .................(4)...... trong quần xã.
Câu 8. Cây dương xỉ, cây lá lốt thường sống dưới các tán lá, góc vườn...(nơi ít ánh sáng) các cây đa, nhãn thường sống nơi quang đãng (nhiều ánh sáng)
Các cây đó sinh trưởng và phát triễn như thế nào: ..............................................................................................................................
....................................................................................................................................
Các cây đó có nhu cầu ánh sáng như thế nào : ...............................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 9. Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, đại bàng,. 
Em hãy sắp xếp thành các chuổi thức ăn có thể có trong quần xã.
B. Tự luận: (4đ).
Câu 1: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ nào?
Câu 2:Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra?
II. Đáp án:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: đáp án 1-b, 2-d, 3-e, g, 4-a, i, k, 5- c, h. (1đ)
Câu 2: đáp án b, c, d, e . (0,75đ)
Câu 3: đáp án d (0,5đ)
Câu 4: đáp án a (0,5đ)
Câu 5: đáp án d (0,5đ)
Câu 6: đáp án d (0,5đ)
Câu 7: đáp án 1-quần thể, 2-Khống chế, 3-môi trường, 4-sinh học (1đ)
Câu 8: đáp án: (1,25đ)
	a-Các cây dương xỉ, lá lốt sinh trưởng, phát triển tốt dưới tán lá ở góc vườn
 	 -Các cây đa, nhãn sinh trưởng tốt ở quang đãng, có nhiều ánh sáng
	b-Có những cây chỉ sống được ở những nơi ít ánh sáng(dương xỉ, lá lốt) nhóm cây ưa sáng
	-Có những cây chỉ sống được những nơi quang đãng,nhiều ánh sáng nhóm cây ưa sáng
B. Tự luận:
Câu1:(2đ)
	Quần xã và quần thể sinh vật phân biệt nhau ở:
	-Khái niệm : Học sinh nêu đúng hai khái niệm quần xã và quần thể (0,5đ)
	-Các đặc điểm : Học sinh nêu được ba đặc điểm về mật độ, giới tính, thành phần nhóm tuổi và mối quan hệ cùng loài của qần thể sinh vật (0,75 đ) 
	-Đặc điểm về số lượng, thành phần các loài và quan hệ các loài như khống chế sinh học, cân bằng sinh học (0,75đ)
Câu 2:(2đ)
	 Học sinh nêu được:
	-Có 8 loại tác nhân gây ô nhiễm môi trường (1đ)
	-Có 7 loại tác nhân do con người tạo ra (1đ)

File đính kèm:

  • docSINH HOC 9 kII.doc
Đề thi liên quan