Kiểm tra học kì II môn: Vật lí 6 - Trường THCS Lao Bảo

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: Vật lí 6 - Trường THCS Lao Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Hướng Hoá KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Trường THCS Lao Bảo Môn: Vật lí 6
 Thời gian: 45’
 ĐỀ RA:
Câu 1. (1đ) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
Câu 2. (2đ) - So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?
- Khi nhiệt kế thuỷ ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân nóng lên. Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh ?
Câu 3. (3đ) - Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ?
- Khi phơi áo quần ướt, ta thường phơi trải rộng nó ra và phơi ở nơi có nắng và có gió?
- Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
C âu 4. (4đ) - Một học sinh làm thí nghiệm: theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn và vẽ đường biểu diễn như hình vẽ. Hãy trả lời các câu hỏi sau: 
 0C 
100
 90
 80
 70
 60
 50
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1314 15 16 1718 19 20 21 22
a. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy; chất rắn là chất gì vì sao biết 
b. Để đưa chất rắn từ 500C lên 800C cần thời gian bao lâu ? 
c. Thời gian nào chất rắn bắt đầu nóng chảy? 
d. Chất rắn đông đặc hoàn toàn trong thời gian bao nhiêu ? 
e. Thời gian nóng chảy và đông đặc là bao nhiêu ? 
f. Tại sao chất rắn nóng chảy hoàn toàn lại tiếp tục tăng nhiệt độ? 
( Không cần vẽ lại đường biểu diễn trong bài làm )
–***—
Đáp án v à thang điểm
Câu 1. (1đ) Trọng lượng riêng của không khí được xây dựng bằng công thức: d = 10 . Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh không khí nống nhẹ hơn không khí lạnh. (1đ) Câu 2. (2đ)
 * So sánh: 
- Giống: Nở ra thì nóng lên, co lại thì lạnh đi. 0,5đ)
- Khác: Chất khí : các chất khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. (0,5đ)
- Chất rắn, lỏng : các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, 
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, nhiều hơn chất rắn. (0,5đ) 
* Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh. (0,5đ)
C âu 3. (3đ)
Sự bay hơi: 
- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi ( khí) gọi là sự bay hơi. (1đ) 
Sự ngưng tụ :
- Sự chuyển một chất từ thể hơi ( khí) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. (1đ) 
- Trải rộng ra để xãy ra sự bay hơi nhanh hơn. Phơi những nơi có nắng, có gió để làm tốc độ bay hơi nhanh hơn làm áo quần nhanh khô hơn (0,5đ) 
- Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này gưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi vào không khí nên mặt gương lại sáng. (0,5đ) 
C âu 4 (4đ)
 0C 
100
 90
 80
 70
 60
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22
a. Chất rắn bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ là 800C. (1đ)
 Chất rắn này là băng phiến vì suốt thời gian nóng chảy nhiệt không thay đổi là 800C (0,25đ)
b. Để đưa chất rắn từ 500C lên 800C cần thời gian 05 phút. (1đ)
c. Thời gian chất rắn bắt đầu nóng chảy : phút thứ 05. (0,5đ)
d. Chất rắn đông đặc hoàn toàn trong thời gian 06 phút. (0,5đ)
e. Thời gian nóng chảy và đông đặc là 09 phút. (0,5đ)
f. Chất rắn nóng chảy hoàn toàn lại tiếp tục tăng nhiệt độ là để thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể hơi ( khí ). (0,25đ)

File đính kèm:

  • docKT HK II ly 6.doc