Kiểm tra học kì II năm học 2006-2007 môn : ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II năm học 2006-2007 môn : ngữ văn 7 thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Huệ
Gv: Trương Thị Minh Thu
KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2006-2007
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(Không tính thời gian giao đề)
Phần I: TRẮC NGHIỆM (10 câu, mỗi câu đúng được 0,4 điểm, tổng cộng 4 điểm)
 Đọc kĩ các đoạn văn sau và trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất:
 “Vậy thì, hoặc hình dung là sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hoặc ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.
[] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...”
1/Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
a/Sự giàu đẹp của tiếng Việt	b/Mùa xuân của tôi
c/Ý nghĩa văn chương 	d/Sài Gòn tôi yêu
2/Tác giả đoạn văn trên là ai?
a/Hoài Thanh b/Nguyễn Tuân
c/Thạch Lam d/Xuân Quỳnh
3/Bài văn “Ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a/Nghị luận b/Miêu tả
c/Biểu cảm d/Tự sự
4/Vì sao em biết bài văn “Ý nghĩa văn chương” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu (3)?
a/Vì bài văn trình bày diễn biến sự việc.
b/Vì bài văn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
c/Vì bài văn tái hiện trạng thái sự vật, con người.
d/Vì bài văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
5/Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài “Ý nghĩa văn chương” có những đặc điểm gì nổi bật?
a/Bố cục chặt chẽ với ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kết thúc vấn đề.
b/Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật giá trị của văn chương.
c/Lí lẽ sắc bén, vừa có cảm xúc vừa có hình ảnh sinh động.
d/Tất cả đều đúng.
6/Theo Hoài Thanh, nguồn cốt yếu của văn chương là gì?
a/Đó là lòng thương người.	b/Đó là lòng thương muôn vật, muôn loài.
c/Đó là lòng vị tha.	d/Tất cả đều đúng.
7/Điền vào chỗ trống các chi tiết nói lên công dụng của văn chương:
a/..
b/..
c/..
d/..
8/Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.” được thêm vào câu để làm gì?
a/Để xác định nơi chốn.	b/Để xác định thời gian.
c/Để xác định nguyên nhân.	d/Để xác định mục đích.
9/Dấu chấm lửng trong câu “Nếu trong pho lịch sử loài người xoá xác thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...” được dùng để làm gì?
a/Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
b/Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
c/Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
d/Tất cả đều đúng.
10/Dấu châấ phẩy(;) được sử dụng trong đoạn văn trên có dụng đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp, đúng hay sai?
A/Đúng b/Sai
Phần II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: (1đ) Chép một cách chính xác 4 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7.
Câu 2: (5đ) Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ trên.
Trường THCS Nguyễn Huệ
Giáo viên: Trương Thị Minh Thu
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn :Ngữ văn 7
I/TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu đúng đạt 0,4điểm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu10
C
A
A
B
D
D
B
A
A
Câu 7: 
a/Giúp cho tình cảm 
b/Gợi lòng vị tha
c/Gây cho ta những tình cảm ta không có 
d/Luyện những tình cảm ta sẵn có
II/TỰ LUẬN: (6đ)
1/Câu 1:(1đ) Chép đầy đủ, chính xác một câu cho 0,25đ, câu nào chép sai chính tả, không tính điểm.
2/Câu 2: (5đ) Yêu cầu cần đạt:
a/Nội dung:
Đảm bảo nội dung nghị luận gồm 3 phần cơ bản:
1/Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề cần chứng minh
2/Thân bài: Làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa câu tục ngữ:
-Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ.
-Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
-Thái độ của người ăn quả.
3/Kết bài:
Khái quát ý nghĩa câu nói, nêu suy nghĩ, nhận thức bản thân.
b/Hình thức:
-Biết làm văn nghị luận, bố cục rành mạch, hợp lý, lập luận chứng minh rõ ràng, chặt chẽ.
-Văn phong sáng sủa, sáng tạo. Không dùng từ sai, không sai lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
3/Biểu điểm:
Điểm 5: Thực hiện tốt yêu cầu đề bài
Điểm 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu đề bài
Điểm 3: Thực hiện tương đối yêu cầu đề bài
Điểm 1-2: Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài
Điểm 0: Bỏ giấy trắng, lạc đề
Trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng, yêu cầu và biểu điểm, giáo viên cần vận dụng vào thực tế, khuyến khích bài làm sáng tạo, cân nhắc cho điểm những bài làm chép theo văn mẫu(tối đa trung bình).

File đính kèm:

  • docNV-7-NH.doc