Kiểm tra học kì II– năm học 2009-2010 môn: sinh học - lớp 6 thời gian làm bài: 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II– năm học 2009-2010 môn: sinh học - lớp 6 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ EASÚP Môn: SINH HỌC - LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ: ĐỀ XUẤT A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất ghi vào bài làm Câu1: Điểm cấu tạo của rêu thể hiện sự khác biệt so với các thực vật ở cạn khác là: a. Có lá b. Có thân c. Chưa có rễ chính thức d. Có chất diệp lục Câu 2: Là học sinh phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương? a. Không chặt phá cây bừa bãi,ngăn chặn phá rừng,tuyên truyền trong nhân dân để bảo vệ rừng b. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia. c. Chỉ buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt d. Cả ba câu trên đều đúng. Câu 3: Vi khuẩn có vai trò phân huỷ a.Các sinh vật đang sống. b.Chất hữu cơ thành chất vô cơ. c. Chất vô cơ. d. Cả ba câu trên đúng. Câu 4: Thụ tinh là : a. Sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành hợp tử. b. Sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái có trong noãn . c. Do noãn phát triển thành hợp tử. d. Cả ba câu trên đúng. Câu 5: Bộ phận nào của hoa tạo quả? a.Vòi nhuỵ . b. Nhuỵ c. Nhị. d.Bầu nhuỵ . Câu 6:Cây có hoa còn được gọi là cây hạt kín vì: a.Hạt có bộ phận bảo vệ bên ngoài (vỏ hạt ) . b.Hạt được dấu kín trong quả c. Quả có khi không tự mở nên không phát tán được hạt ra ngoài. d. Nhiều loại hạt không có bộ phận giúp hạt phát tán. B/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1( 1,5 điểm) Vì sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chổ ẩm ướt? Câu 2: (2,5 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu?Tại sao nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người? Câu 3: (1 điểm) Những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ? Câu 4: (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây một lá mầm với hạt của cây hai lá mầm? ==============HẾT============== ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010 Môn: SINH HỌC - LỚP 6 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ EA SÚP A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn đúng mỗi phương án được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn c a b a d b B/PHẦN TỰ LUẬN (7điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở môi trường ẩm ướt vì:(mỗi ý đúng được 0,5 đ) Các thực vật sống ở cạn (như cây rêu) cần phải có bộ phận để hút nước và thức ăn (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây (bó mạch dẫn bên trong) Những đặc điểm cấu tạo của rêu: Chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân,lá và tất nhiên cả rễ.Như vậy chức năng hút nước và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và chất khoáng hoà tan trong nước vào cơ thể cần phải thực hiện bằng cách thông qua bề mặt điều đó giải thích tại sao rêu thường chỉ sống được ở chổ ẩm ướt và sống thành từng cụm, kích thước cây thường nhỏ bé Câu 2: (2,5 điểm) Thực vật có vai trò điều hoà khí hậu là: (mỗi ý đúng được 0,5 đ) Thực vật trong quá trình quang hợp lấy vào khí cácbonic và nhả ra khí oxi nên đã góp phần giữ thăng bằng các khí này trong không khí Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiểm môi trường * Rừng cây như một lá phổi xanh của con người vì: - Rừng cây nhả ra khí oxi làm trong lành bầu không khí. (0,5đ) - Rừng cây hấp thu khí cacbonic giảm sự ô nhiễm. (0,5đ) Câu 3: (1 điểm) Điều kiện bên trong : Chất lượng hạt giống ( 0.5đ) Điều kiện bên ngoài : Nước , không khí , nhiệt độ (0.5đ) Câu 4:( 2 điểm) * Giống nhau: - Đều có vỏ bao bọc để bảo vệ hạt, phôi. (0,5đ) - Phôi đều có : chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm. (0,5đ) * Khác nhau: Cây hai lá mầm Cây một lá mầm - Phôi có 2 lá mầm (0,25đ) - Chất dinh dưỡng dự trữ ở trong 2 lá mầm. (0,25đ) - Phôi có 1 lá mầm. (0,25đ) - Chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ (0,25đ) === === === HẾT === === ===
File đính kèm:
- DE THI HOC KI II 20092010.doc