Kiểm tra học kì II – Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học lớp 7 - Trường PTDT nội Trú Easúp

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II – Năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học lớp 7 - Trường PTDT nội Trú Easúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ EASÚP Môn: SINH HỌC - LỚP 7
 Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ: ĐỀ XUẤT
 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
 Chọn phương án trả lời đúng nhất ghi vào bài làm
 Câu1: Ếch hô hấp:
	A. Chỉ qua da B. Chỉ bằng phổi
	C. Vừa qua da vừa bằng phổi, nhưng phổi là chủ yếu
	D. Vừa qua da vừa bằng phổi, nhưng da là chủ yếu
 Câu 2: Người ta xếp cá voi vào lớp thú là vì:
 A. Đẻ trứng. B. Đẻ con.
 C.Đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. Dưới da có lớp mỡ dày.
 Câu 3: Sự thông khí ở phổi thằn lằn là nhờ:
 A. Sự co dãn của các cơ liên sườn. B. Sự nâng hạ của thềm miệng.
 C. Hệ thống túi khí phân nhánh. D. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành.
 Câu 4: Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần:
 A. Săn tìm động vật quý hiếm B. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình
 C. Nuôi để khai thác động vật quý hiếm D. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia.
 Câu 5: : Máu đi nuôi cơ thể cá là:
A. Máu đỏ tươi	 B. Máu đỏ thẫm
C. Máu pha và máu đỏ thẫm	 D. máu pha
 Câu 6:Con non nào sau đây phát triển trực tiếp .
A. Chim, thằn lằn, thỏ	 B.Châu chấu, chim, tắc kè	 	
 C. Vịt, thỏ, ếch, sâu bọ D. Cá, chó, châu chấu 
 B/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
 Câu 1( 1,5 điểm) 
 Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
 Câu 2: (2,5 điểm) Nêu đặc điểm chung của lớp Thú? Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư và cá? (2,5 đ) 
 Câu 3: (2 điểm) Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật?
 Câu 4: (1điểm) Trình bày xu hướng tiến hóa về hệ tuần hoàn của ngành động vật có xương sống?
 ==============HẾT==============
ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010
Môn: SINH HỌC - LỚP 7
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ EA SÚP
 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
 Chọn đúng mỗi phương án được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Chọn
D
C
A
D
B
A
 B/PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)
 Câu 1: (1,5 điểm) Cấu tạo ngoài của chim bồ câu:
- Thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí
- Có lông vũ bao phủ làm cơ thể nhẹ
- Chi trước biến thành cánh, chi sau có vuốt (3 ngón trước, 1 ngón sau)
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng
- Cổ dài, khớp đầu với thân .
 Câu 2: (2,5 điểm) * Đặc điểm chung của lớp thú :
- Thú là lớp ĐV có xương sống, có tổ chức cao nhất (0,25 đ)
 - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ (0.25đ)
 - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể (0.25đ)
 - Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm (0.25đ)
 - Tim 4 ngăn (0.25đ)
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não (0.25đ)
 - Thú là ĐV hằng nhiệt (0.25đ).
* Hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư và cá vì: 
- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàn trong trứng. (0.25đ)
- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp để phát triển. (0.25đ)
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không bị lệ thuộc vào thức ăn trong tự nhiên. (0,25 đ)
 Câu 3: (2 điểm) Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh.(mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
-Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra các nhánh từ một gốc chung
-Các nhánh lớn phát ra các nhánh nhỏ và tận cùng là một nhóm động vật .
-Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn thì số loài của nhánh càng nhiều
-Các nhánh có cùng gốc, có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần nhau hơn
 Câu 4: (1 điểm)
 Xu hướng tiến hóa về hệ tuần hoàn của nghành động vật có xương sống.
 Từ tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (cá) đến tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn (ếch) đến tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt (thằn lằn), đến tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể màu đỏ tươi.
=== === === HẾT === === ===

File đính kèm:

  • docDEDA HOC KI II SINH 720092010.doc