Kiểm tra học kì II năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học khối 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: SINH HỌC. Lớp 7 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề kiểm tra này gồm có MỘT trang và 4 câu hỏi Câu 1: (2,0 điểm) 1.1 Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. 1.2 Nêu những vai trò của bò sát. Câu 2: (2,0 điểm) 2.1 Trình bày những đặc điểm chung của lớp chim. 2.2 So sánh hình thức kiểu bay vỗ cánh và bay lượn. Câu 3: (3,5 điểm) 3.1 Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học. 3.2 Thỏ hoang di chuyển với vận tốc cao hơn thú ăn thịt nhưng vẫn không thoát khỏi chúng. Vì sao? 3.3 Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ hệ tuần hoàn thỏ. Câu 4: (2,5 điểm) 4.1 Kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó. 4.2 Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học. Chú ý: Hình vẽ phải cùng màu mực bài làm. HẾT PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: SINH HỌC. Lớp 7 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN này gồm có HAI trang) Câu 1: (2,0 điểm) 1.1 Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn: - Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn. - Tim có vách hụt ngăn tâm thất thành hai nữa, máu nuôi cơ thể ít pha hơn. - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước. - Hệ thần kinh và giác quan phát triển. - Các xương chi khớp động với đai vai và đai hông -> tăng khả năng vận chuyển linh hoạt. HD: Có 5 ý, mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm, đúng 4 ý đạt 1,0 điểm. 1.2 Vai trò của bò sát: - Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại. - Có giá trị thực phẩm. - Làm dược phẩm. - Là sản phẩm mĩ nghệ. (1,0 đ) (1,0 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) Câu 2: (2,0 điểm) 2.1 Đặc điểm chung của lớp chim: - Mình có lông vũ bao phủ. Chi trước biến đổi thành cánh. - Có mỏ sừng. Là động vật hằng nhiệt. - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. - Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. 2.2 So sánh hình thức kiểu bay vỗ cánh và bay lượn: Bay vỗ cánh Bay lượn - Cánh đập liên tục. - Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh. - Cánh đập chậm rãi không liên tục. Cánh dang rộng không đập. - Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió. HD: Có 4 ý, mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm. (1,0 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (1,0 đ) Câu 3: (3,5 điểm) 3.1 Đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống: - Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. - Hệ hô hấp: Có cơ hoành tham gi hô hấp, phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí. - Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú phức tạp. 3.2 Vì thỏ không dai sức bằng thú ăn thịt, càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm. 3.3 Hình vẽ phải cùng màu mực bài làm. - Vẽ đúng, đẹp cân đối. - Chú thích: có 6 chú thích nhỏ và 1 chú thích lớn. + Đúng từ 1- 2 chú thích. + Đúng từ 3- 5 chú thích. + Đúng từ 6- 7 chú thích. (1,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (1,5 đ) (0,75 đ) (0,25 đ) (0,5 đ) (0,75 đ) Câu 4: (2,5 điểm) 4.1 Các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó: - Có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Phân biệt các hình thức sinh sản: + Sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh của trứng. + Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. 4.2 Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học: - Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi. - Cấm săn bắt buôn bán động vật. - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. - Trồng cây, gây rừng, bảo vệ rừng. (1,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (1,0 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) HẾT PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: SINH HỌC. Lớp 7 (Ma trận này gồm có MỘT trang) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Lớp Bò sát. 3 tiết Nêu được vai trò của bò sát. Hiểu được cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. 18,75% = 2,0 điểm 50% = 1,0 điểm 50% = 1,0 điểm Lớp Chim. 3 tiết - Trình bày được đặc điểm chung của lớp chim. - So sánh hình thức bay vỗ cánh và bay lượn. 18,75% = 2,0 điểm 100% = 2,0 điểm Lớp Thú. 6 tiết Biết được sức lực của thỏ so với thú ăn thịt. - Sự hoàn thiện về cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ so với các lớp động vật có xương sống. - Vẽ và chú thích hệ tuần hoàn của thỏ. 37,5% = 3,5 điểm 15% = 0,5 điểm 85% = 3,0 điểm Chương VII Sự tiến hóa của động vật. 4 tiết - Biết được các hình thức sinh sản ở động vật và so sánh các hình thức sinh sản đó. - Nêu được các biện pháp cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học. 25% = 2,5 điểm 100% = 2,5 điểm Tổng số câu 4 câu 3 câu 2 câu Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 3,0 điểm 100% = 10 điểm 40% 30% 30%
File đính kèm:
- DE KIEM TRA HKII SINH 7 1112 dema trandap an.doc