Kiểm tra học kì II - Năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí 6 (tiết 35)

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II - Năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí 6 (tiết 35), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: Vật lí 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
NỘI DUNG – CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ
TỔNG SỐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (1)
Vận dụng (2)
TL/TN
TL/TN
TL/TN
TL/TN
Chương I
Cơ học
Ròng rọc
C1 
1 đ
1
1 đ
Chương II
Nhiệt học
Sự nở vì nhiệt của các chất
C2 
1 đ
1
1 đ
Nhiệt kế- Nhiệt giai
C4
2 đ
1
2 đ
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
C7
1 đ
1
1 đ
Sự nở vì nhiệt của chất khí
C3 
1 đ
1
1 đ
Sự nóng chảy và sự đông đặc
C5 a
1 đ
C5 b
1 đ
2
2 đ
Sự bay hơi và sự ngưng tụ
C6 a
1 đ
C6 b
1 đ
2
2 đ
TỔNG SỐ
4
4 đ
3
3 đ
2
3 đ
9
10 đ
ĐỀ RA
Câu 1. (1 điểm)
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Câu 2. (1 điểm)
	Khi tăng nhiệt độ, khi giảm nhiệt độ thì thể tích của các chất thay đổi như thế nào?
Câu 3. (1 điểm)
	Khi quả bóng bàn bị móp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao?
Câu 4. (2 điểm)
	 Tính 30 0C bằng bao nhiêu 0F?
Câu 5. (2 điểm)
a) Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì?
b) Trong việc đúc tượng bằng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Câu 6. (2 điểm)
a) Sự bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?
Câu 7. (1 điểm)
Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
--------------------------------Hết--------------------------------
(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
(Đáp án này gồm có 1 trang)
Câu
Nội dung
Điểm 
1
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo. 
1 đ
2
- Thể tích của các chất tăng khi tăng nhiệt độ, giảm khi giảm nhiệt độ.
1 đ
3
- Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng. Quả bóng sẽ phồng lên. 
- Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra làm phồng quả bóng.
0,5 đ
0,5 đ
4
Áp dụng công thức:
t0 C =00 C + (t0 C . 1,8 0 F)
Ta có: 300C = 00 C + (300C . 1,8 0F)
	= 320 F + 54 0F
	= 860 F
1 đ
1 đ
5
a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
b) - Khi đun trong lò đúc: Đồng nóng chảy→ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
 - Khi nguội trong khuôn: Đồng lỏng đông đặc→chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
1 đ
1 đ
6
a) - Sự bay hơi là sự biến từ thể lỏng sang thể hơi.
 - Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: nhiệt độ, gió,diện tích của mặt thoáng. 
b) Khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi làm cho cây mới trồng ít bị mất nước hơn.
1 đ
1 đ
7
Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun nóng nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
1 đ
Ghi chú: HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docTiet 35 Kiem tra HK2 Li 6.doc
Đề thi liên quan