Kiểm tra học kì II– năm học 2012 – 2013 Thành phố Thủ Dầu Một môn: ngữ văn 6

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II– năm học 2012 – 2013 Thành phố Thủ Dầu Một môn: ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2012 – 2013
	THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT	Môn: Ngữ Văn 6
	Thời gian làm bài : 90 phút
ĐỀ B
	Thời gian làm bài: 90 phút
	

I: Trắc nghiệm (3điểm): 
Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ra mẫu tự đứng trước ở đầu ý trả lời đúng nhất.
“... Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mả trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài như đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”
	(Trích Ngữ Văn 6, tập 2) 
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. tự sự	B. Miên tả	C. thuyết minh	D. biểu cảm

2. Mục đích chính của đoạn văn trên là gì ?
	A. giớ thiệu về cây tre 	B. giải thích về cây tre
	C. cảm nghĩ về cây tre	D. miêu tả cây tre

3. Trong các tập hợp từ sau, tập hợp nào chỉ gồm các từ Hán Việt ?
A. thảo mộc, mẫu tử, tự nhiên	B. nhọn hoắc, khổng lồ, non nớt
C. gốc tre, tua tủa, tự nhiên	D. cây non, tự nhiên, đất luỹ

4. Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ tua tủa trong câu: “ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng”?
A. lúc nhút	B. chằng chịt	C. chen chút	D. tràn đầy

5. Trong câu : măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trổi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ũ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt, phép tu từ nổi bật là gì ?
A. nhân hoá	B. ẩn dụ	C. so sánh	D. hoán dụ

6. Câu: ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tính mẫu tử ? thuộc loại câu gì ?
A. câu đơn	B. câu hỏi tu từ	C. câu tỉnh lượt	C. câu đặc biệt

II: Tự luận (7điểm) 
	Em hãy miêu tả một góc phố đông đúc, nhộn nhịp.

---------- Hết ----------

File đính kèm:

  • docDe Thi HKII Van6 TP.Thu Dau Mot-Binh Duong(12-13).doc