Kiểm tra học kì II Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn 10 ( Ban KHTN ) Thời gian : 60 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn 10 ( Ban KHTN ) Thời gian : 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn 10 ( Ban KHTN ) Thời gian : 60 phút ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 45 phút ) Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm ) Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nội dung chính của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” là gì ? Khẳng định lập trường nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. Nêu bật truyền thống dân tộc, tố cáo tội ác của giặc Minh. Kể lại quá trình chiến đấu, chiến thắng của nghĩa quân và khẳng định tiền đồ của đất nước. Cả ba ý A, B và C. Câu 2: Bài “Bạch Đằng Giang Phú” ( Bài phú sông Bạch Đằng ) của Trương Hán Siêu ra đời vào thời kì nào ? Trước cuộc kháng chiến chống quân Tống. c. Sau khi quân Thanh đã rút hết về nước. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. d. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Câu 3: Nội dung bao trùm của đoạn trích tác phẩm “Chinh phụ ngâm” in trong sách Ngữ văn 10 ban KHTN là gì ? Nỗi cực nhọc, vất vả của người chinh phụ. Tình yêu thiên nhiên của người chinh phụ. Sự căm phẫn của người chinh phụ đối với xã hội bất công. Tình cảnh lẻ loi, cô đơn của người chinh phụ. Câu 4: Bài thơ “ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” chủ yếu thể hiện nội dung gì ? Tình yêu đối với thiên nhiên. Tâm trạng u buồn trước thời thế lố lăng. Tình bạn chân thành thắm thiết. Nỗi cô đơn của lữ khách trước trời rộng, sông dài. Câu 5: Hai nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong đoạn “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” ( trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung ) là những ai ? Tào Tháo – Trương Liêu. c. Huyền Đức – Tào Tháo. Quan Vũ – Huyền Đức. d. Hứa Chử – Trương Phi. Câu 6: Kiểu văn bản nào được luyện tập nhiều nhất ở sách Ngữ văn 10, tập II ? a. Tự sự b. Miêu tả c. Thuyết minh d. Biểu cảm Câu 7: Trong câu văn sau: “Việc học tập của chúng ta sẽ thuận lợi hơn khi màng lưới điện của nhà trường được sửa chữa”, từ nào dùng chưa chính xác ? a. học tập b. thuận lợi c. màng lưới d. sửa chữa Câu 8: Câu “ Không có gì quí hơn độc lập, tự do” có mấy từ Hán Việt ? a. Một từ b. Hai từ c. Ba từ d. Bốn từ Câu 9: Trong những câu sau đây, câu nào là câu cảm thán ? Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Bao giờ thì bạn viết xong bài làm văn ấy ? Mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống. Trời ơi, Lan đoạt giải nhất toàn quốc ! Câu 10: Đoạn trích ”Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( trích ”Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba ) là của tác giả nào ? a. Ngô Sĩ Liên b. Hoàng Đức Lương c. Thân Nhân Trung d. Nguyễn Dữ Câu 11: Câu “ Quang Trung, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam”, mắc lỗi gì ? Diễn đạt mơ hồ không rõ nghĩa. c. Sử dụng quan hệ từ không đúng. Dùng từ Hán Việt không chính xác. d. Sai ngữ pháp. Câu 12: Khi viết một đoạn văn cần tránh trường hợp nào ? Có mở đoạn, thân đoạn. c. Có mở đoạn, kết đoạn. Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. d. Có thân đoạn, kết đoạn. Phần II: Tự luận ( 7 điểm ) Câu 13 ( 2 điểm ) : Em hãy tóm tắt trong khoảng 12 dòng “Truyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. Câu 14 ( 5 điểm ) : Em hãy viết một bài thuyết minh ngắn gọn những nét chính về nhà thơ Nguyễn Khuyến. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ. A d d d c c c c b d c d c Phần II: Tự luận ( 7 điểm ) Câu 13 ( 2 điểm ): _ Tóm tắt ngắn gọn “Truyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. Đại thể: + Ngô Tử Văn vốn là người cương trực. Trong làng có ngôi đền linh thiêng. Một viên tướng giặc chết gần đấy, thành yêu quái trong dân gian. Tử Văn căm giận đốt đền. + Xong việc, trong khi sốt, Tử Văn thấy một người “rất giống người phương Bắc” đến đe dọa đòi lại đền cũ, nhưng chàng không nao núng. Rồi Tử Văn lại thấy một người khác đến chúc mừng vì đã đốt đền, vạch trần bản chất xấu xa của người đến trước và dặn chàng cách xử sự nếu phải gặp Diêm Vương. + Khi bị bắt đến gặp Diêm Vương, Tử Văn khẳng khái vạch trần chân tướng của người “rất giống người phương Bắc”. Vì thế, người này bị trừng phạt, còn Tử Văn thì được ghi công trừ hại. + Sau đó, Tử Văn được tiến cử chức phán sự ở đền Tản Viên. Chàng nhận lời, rồi “không bệnh mà mất”. _ Diễn đạt gãy gọn, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. Câu 14 ( 5 điểm ): Về kĩ năng: Biết cách làm bài thuyết minh về một tác giả văn học. Bài làm mạch lạc, diễn đạt tốt ( không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ ). Chữ viết cẩn thận. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần có những ý chính sau: _ Nêu được năm sinh, năm mất và quê quán của Nguyễn Khuyến. ( 1 điểm ) _ Ông học giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi nên còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. ( 1 điểm ) _ Có một giai đoạn làm quan ở triều đình Huế; khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. ( 1 điểm) _ Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, nhưng nổi tiếng hơn cả là thơ chữ Nôm. ( 1 điểm ) _ Thơ ông ghi lại đời sống, phong cảnh nhà quê và tấm lòng ưu ái với dân, với nước của tác giả. ( 1 điểm ) * Lưu ý chung phần tự luận: _ Trên đây ghi điểm tối đa dành cho từng ý. Người chấm chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi HS đáp ứng được cả yêu cầu về kiến tức và kĩ năng. _ HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau. _ Trong quá trình chấm, cần vận dụng linh hoạt những yêu cầu ghi trong đáp án để đánh giá chính xác chất lượng từng bài làm khác nhau.
File đính kèm:
- de thi HK II ban KHTN 05 06 .doc