Kiểm tra học kì II–năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn– Khối 11 TRƯỜNG THPT AN LÃO

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II–năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn– Khối 11 TRƯỜNG THPT AN LÃO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT AN LÃO
Họ và tên:……………………
Lớp :…………
SBD :…………
KIỂM TRA HỌC KÌ II–NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn– Khối 11
Thời gian:90 phút (Không kể thời gian chép đề)
 Mă
 phách

Giám thị 1
Giám thị 2
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Mă 
Phách


 Đề bài:
I.Trắc nghiệm (3đ):
 Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1. “Trong lịch sử văn học Việt Nam, ông là người đầu tiên có ý tưởng lấy văn chương làm phương tiện, vũ khí để tuyên truyền vận động đấu tranh cách mạng”. Đó là ai?
A. Tản Đà, B. Huy Cận, C. Phan Châu Trinh D. Phan Bội Châu.
Câu 2.Tập thơ “Nhật kí trong tù” ra đời trong hoàn cảnh nào?
	A.Từ tháng 9– 1942 đến tháng 8– 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
	B.Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
	C.Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Châu (Trung Quốc).
	D.Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).
Câu 3.Trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu, không có tập thơ nào dưới đây? 
	A. Đường ra trận 	B. Việt Bắc. 
 C. Máu và hoa. D. Gió lộng. 
Câu 4. Bức tranh thiên nhiên cảnh vật mùa xuân trong “Vội vàng”(Xuân Diệu) có vẻ đẹp nào?
A.Vẻ đẹp giản dị, tươi tắn.
B.Vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng.
C.Vẻ đẹp vừa gần gũi, thân quen, vừa mượt mà, đầy sức sống.
	D.Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã. 
Câu 5.Trong những bài thơ sau, tác phẩm nào thấm đượm chất Đường thi từ thi tứ đến, thi liệu đến thủ pháp nghệ thuật?
A. Hầu trời, B. Tràng giang, C. Vội vàng, D. Tương tư 
Câu 6.Câu thơ: « Trời đất Lai Tân vẫn thái bình » trong bài thơ « Lai Tân » có dụng ý gì?
A. Ca ngợi bộ máy cai trị ở Lai Tân đã và đang tạo nên sự thái bình, yên vui trong cuộc sống.
B. Ca ngợi huyện trưởng vì tận tụy với công việc nên đã tạo ra sự thái bình, yên vui trong cuộc sống. 
C. Mỉa mai, đả kích sự thối nát, vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân.
D. Lên án sự vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân.
Câu 7. Chọn các tập hợp từ để điền vào những chỗ trống của nhận định sau theo trật tự trước sau:
Trong phong trào thơ mới: Nếu Xuân Diệu được xem là người … , Hàn Mặc Tử được xem là … thì Nguyễn Bính lại được xem là người … .
A. Mới nhất, quen nhất, lạ nhất; B. Lạ nhất, mới nhất, quen nhất;
C. Mới nhất, lạ nhất, quen nhất; D. Quen nhất, mới nhất, lạ nhất.
Câu 8.Trong “Từ ấy”, nhà thơ không dùng hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?
	A. Nắng hạ.	 B. Mặt trời chân lí.
C. Khu vườn thơm ngát hương hoa. D. Khu vườn rộn tiếng ve ngân. 
Câu 9. Từ nào không cùng trường nghĩa với các từ còn lại?
	A. Nắng hạ.	B. Mặt trời chân lí.
C. Chói.	D. Đậm hương.







Câu 10. “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” đã được Ăng-ghen đọc trước mộ của Mác. Cái độc đáo nhất của bài điếu văn này so với một bài điếu văn thông thường là :
A.Tác giả đã bày tỏ chân thành lòng thương tiếc và kính trọng đối với người đã khuất.
B.Tác giả đã tô đậm sự bi thương của cái chết.
C.Tác giả không nói nhiều về cái chết mà tập trung nhấn mạnh sự vĩ đại, ý nghĩa của cuộc đời người quá cố.
D.Tác giả đã vận dụng một nghệ thuật lập luận khéo léo, đạt hiệu quả cao. 
Câu 11.Dòng nào sau đây nói đúng về nghĩa tình thái trong câu?
A. Thể hiện tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
B. Ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
C. Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
D. Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Câu 12.Nối hai cột A và B để xác định đúng nghĩa của từ :

A
B
Nối
a.Nghị luận 
1. Dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó.
a -
b.Văn bản chính luận
2. Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học.

b -
c. Bình luận
3. Phương pháp tư duy và trình bày những ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó.
c -

d. Văn nghị luận
4. Nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng... theo một quan điểm chình trị nhất định.
 
d -

 II.Tự luận (7đ):

Tình yêu cuộc sống qua thi phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử? 

 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II –NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 11	


I. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đáp án

D

B

A

C

B

C

C

D

D

C

C
a-3
b-4
c-2
d-1

II. PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm )
	
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai ý tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ. Không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
	
2. Yêu cầu về kiến thức:

Ý
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ - Nhấn mạnh tình yêu cuộc sống được Hàn Mặc Tử thể hiện trong bài thơ.
0,75 điểm
2

- Phân tích thơ làm rõ tình yêu cuộc sống của Hàn Mặc Tử trong bài thơ

5,5 điểm

 Khổ thơ 1 là ký ức về cuộc đời tươi đẹp. Cảnh và người thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ là một cõi nhân gian tươi sáng, ắp đầy chất sống, và mướt mát sắc màu.
Tất cả được cảm nhận bằng bằng niềm rạo rực, đắm say, yêu đời, yêu người, đam mê cuộc sống của thi nhân
1,5 điểm

Khổ thơ 2: Cảnh đẹp nhưng buồn bã, hắt hiu , quạnh vắng – Thấm đẫm tâm trạng con người, ngoại cảnh chính là tâm cảnh.Đằng sau nỗi niềm ấy của thi nhân ta thấy được một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nồng cháy và một khát vọng về cuộc sống ấm tình hơn
Cảnh vật chuyển theo lôgíc của tâm trạng, ẩn chứa niềm khát khao hạnh phúc – nhà thơ tìm đến với ánh trăng như để hóa giải trạng huống đau thương đang ám ảnh và đè nặng trong tâm hồn luôn bị ám ảnh bởi những đau đớn, bất hạnh của số phận.
1,5 điểm

 Khổ 3: ẩn chứa tâm trạng khao khát tình đời, tình người, pha lẫn niềm đau đớn, khắc khoải.Câu thơ cuối thoáng chút hoài nghi ấy xuất phát từ lòng khao khát sống, khao khát với cuộc đời. 
 Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc rất thực, càng về sau càng trở nên hư ảo, huyền hồ; giọng điệu chủ đạo của tiếng nói ấy vẫn là giọng điệu bâng khuâng đầy mơ mộng.  Bài thơ tha thiết một khát khao, một ước nguyện muốn có người hiểu tâm sự của mình. 
1,5 điểm
3
 Đặc sắc nghệ thuật: ngôn từ giản dị mà trong sáng giàu hình ảnh, sức gợi; hình ảnh thơ ảo hóa; giọng thơ tha thiết bâng khuâng, khắc khoải...
1,0điểm
4
 “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sự cô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình
0,75 điểm
Lưu ý
- Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

3. Biểu điểm
	+ Điểm 6-7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc, có thể mắc vài lỗi nhỏ về
 diễn đạt.
+ Điểm 5 : Trình bày được phần lớn các yêu cầu trên, văn viết khá mạch lạc, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 + Điểm 3-4 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
 + Điểm 2-3 : Phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 + Điểm 1-2: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
	+ Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.



File đính kèm:

  • docĐỀ THI.doc