Kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn lớp 9 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian 90 phút ( không kể thời gian giao đề )
----------
------------

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn chữ cái của câu có nội dung trả lời đúng nhất ghi vào giấy làm bài. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Tác giả của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là:
A. M. Go-rơ-ki.	B. G.G. Mác-két.	C. O Hen- ri.	D. Ai-ma-tốp.
Câu 2: Tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm?
A. Chuyện người con gái Nam Xương	B. Vũ trung tùy bút.
C. Hoàng Lê nhất thống chí. 	D. Truyện Kiều.
Câu 3. Câu sai về cách dùng từ là:
A. Về khuya, đường phố rất im lặng.	B. Về khuya, đường phố rất yên tĩnh.
	C. Về khuya, đường phố rất vắng lặng.	D. Về khuya, đường phố rất vắng vẻ.
Câu 4: Huy Cận dùng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa…”?
A. So sánh, hoán dụ.	 	B. So sánh, nói quá.	 
C. So sánh, nhân hóa.	D. So sánh.
Câu 5: Có thể sử dụng những yếu tố nào trong văn bản tự sự?
A. Miêu tả, biểu cảm. 	B. Miêu tả nội tâm. 	 
C. Nghị luận. 	D. Cả A,B,C.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chính được dùng trong văn bản “ Cố hương” ( Lỗ Tấn) là:
A. Hồi ức.	 	B. Đối chiếu.	 
C. Cả A và B đều đúng. 	 	D. Cả A và B đều sai.

II/ PHẦN TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào mà em đã học?
Nửa úp nửa mở. 
Đánh trống lảng.
Nói như đấm vào tai.
Ăn đơm nói đặt.
Câu 2: ( 5 điểm) Dựa vào nội dung tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện .	


Hết – 




PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 - 2010
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
----------
------------

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
Mỗi câu học sinh trả lời đúng được 0,5 điểm.
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
TRẢ LỜI
B
D
A
C
D
C

II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh giải thích được nghĩa của các thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ đó.
Nửa úp nửa mở: Nói mập mờ, không nói ra hết ý (Phương châm cách thức).
Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh không muốn tham dự hoặc không muốn đề cập đến một việc nào đó mà người hội thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ).
Nói như đấm vào tai: Nói mạnh, trái ý người khác, gây bực tức, khó tiếp thu. (phương châm lịch sự)
Ăn đơm nói đặt: Vu khống đặt điều, bịa chuyện cho người khác. (phương châm về chất).
Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Bài viết biết vận dụng các yếu tố cơ bản trong làm văn tự sự: sử dụng miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại,…
Chọn được nhân vật có trong câu chuyện, sắm vai kể để kể lại chuyện theo ngôi thứ nhất.
Lời kể linh hoạt, sinh động, tự nhiên, hợp lí, bố cục mạch lạc.
Yêu cầu về nội dung:
Đề bài yêu cầu người viết phải biết vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”
 và kiến thức về văn tự sự để xây dựng một câu chuyện.
 Trong bài cần kể được các sự việc:
Hoàn cảnh đưa đến cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Toát lên những nét đẹp của anh thanh niên qua cái nhìn của người kể chuyện: hoàn cảnh sống và làm việc, ý thức về công việc, lòng yêu nghề, tổ chức và sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động; đức tính cởi mở, chân thành, khiêm tốn…
Những nét đẹp đó được thể hiện qua lời kể của nhân vật gắn với các sự việc như: tò mò trước lời giới thiệu của bác lái xe; ngạc nhiên khí thây anh thanh niên đang hái hoa để tặng cho cô gái, khi quan sát ngôi nhà của anh; những suy nghĩ khi nghe anh kể chuyện về cuộc sống và công việc của mình…
Định hướng thang điểm:
Người chấm có thể vận dung linh hoạt thang điểm sau:
Điểm 5: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản ở trên; kết cấu chặt chẽ, lời kể lưu loát, lôi cuốn.
Điểm 3-4: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản nêu trên, lời kể khá lưu loát nhưng thiếu sức lôi cuốn, mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 2: Đáp ứng được một phần những ý cơ bản nêu trên; lời kể rời rạc, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 1: Có đề cập đến sự việc trong truyện; chưa biết cách kể,mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Bài lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc viết, vẽ bậy.

File đính kèm:

  • docDe kiem traNgu van 9Hoc Ky I.doc
Đề thi liên quan